- Tỉ lệ thiếu việc là mở nông thôn cao: chủ yếu là hoạt động mang tính thời vụ…
a. Vẽ biểu đồ hình cột
b. Nhận xét và so sánh sự phân bố dân cư giữa các vùng.
c. Nêu hậu quả của sự phân bố dân cư không đều ở nước ta và biện pháp giải quyết.Bài làm Bài làm
a. Vẽ biểu đồ hình cột
b. Nhận xét và so sánh
- Mật độ dân số có sự chênh lệch giữa các vùng. Các vùng Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long có mật độ cao; còn những vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Đông Bắc có mật độ thấp.
- Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước, gấp gần 3 lần so với Đồng bằng sông Cửu Long, gấp khoảng 18 lần so với vùng thấp nhất là Tây Bắc.
c.
* Hậu quả: gây khó khăn trong việc sử dụng hợp lí nguồn lao động và khai thác tài nguyên của mỗi vùng: ở đồng bằng tài nguyên hạn chế nhưng dân số đông, ngược lại ở miền núi tài nguyên phong phú nhưng dân cư thưa thớt.
* Giải pháp:
- Phân bố lại dân cư và lao động trong phạm vi cả nước và từng vùng. - Phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở miền núi để thu hút lao động. - Hạn chế nạn di dân tự do.
Câu 5. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15 và kiến thức đã học, hãy trình bày
và giải thích đặc điểm mạng lưới đô thị ở vùng Tây Nguyên.
Bài làm * Nhận xét
- Mạng lưới đô thị ở Tây Nguyên thưa thớt, phân bố phân tán.
- Quy mô đô thị: Phần lớn các đô thị đều có quy mô nhỏ và trung bình. + Có 3 đô thị từ 200001 - 500000 người: Buôn Ma Thuộc, Plei Ku, Đà Lạt. + Có 3 đô thị từ 100000 - 200000 người: Kon Tum, Buôn Hồ, Bảo Lộc. + Có 3 đô thị dưới 100000 người: Gia Nghĩa, A Yun Pa, An Khê.
- Phân cấp đô thị: + Có 2 đô thị loại I là Buôn Ma Thuột, Đà Lạt.
+ Có 1 đô thị loại II là Pleiku.
+ Có 3 đô thị loại III là Kon Tum, Gia Nghĩa, Bảo Lộc. + Có 3 đô thị loại IV là An Khê, A Yun Pa, Buôn Hồ.
* Giải thích
- Đây là vùng cao nguyên dân cư thưa thớt, nền kinh tế chậm phát triển nên các đô thị đều có quy mô nhỏ và trung bình.
- Cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn đặc biệt là mạng lưới giao thông vận tải nên mạng lưới đô thị thưa thớt, phân tán.