Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lương thực của cả nước, đẩy mạnh

Một phần của tài liệu tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí lớp 8, 9 đầy đủ (Trang 118 - 120)

cải tạo hai loại đất trên sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng đất, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng (tăng sản lượng lương thực, thực phẩm, góp phần phân bố dân cư và xóa đói, giảm nghèo, tạo thêm nguồn hàng xuất khẩu).

Câu 2. Vì sao phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân

trí và phát triển đô thị?

Bài làm

- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng giàu tiềm năng nhưng mặt bằng dân trí còn thấp, thiếu lao động có chuyên môn kĩ thuật, làm hạn chế việc khai thác các tiềm năng để đẩy mạnh phát triển kinh tế.

- Tỉ lệ dân đô thị còn thấp cho thấy trình độ công nghiệp hóa ở đồng bằng còn thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn chậm

⟹ Phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị sẽ: - Thu hút mạnh hơn đầu tư của các vùng khác trong nước và của nước ngoài, từ đó phát huy tốt hơn các thế rnạnh về tự nhiên và lao động của vùng để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Tạo ra việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư.

Câu 3. Nêu ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Cửu Long.

Bài làm

- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực của nước ta. Việc sản xuất lương thực của vùng giải quyết nhu cầu lương thực cho nhân dân của vùng cũng như cả nước, đảm bảo vấn đề an ninh lương thực quốc gia.

- Cung cấp mặt hàng lúa gạo xuất khẩu có giá trị, thu nhiều ngoại tệ (Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới, trong đó đồng bằng sông Cửu Long là vùng xuất khẩu chủ lực).

- Cung cấp nguồn phụ phẩm cho ngành chăn nuôi, thúc đẩy ngành này phát triển. - Giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.

- Phát huy hiệu quả những thế mạnh về điều kiện tự nhiên và dân cư của vùng, góp phần sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên (thau chua, rửa mặn).

Câu 4. Trình bày các thế mạnh của Đồng bằng sông Cửu Long để phát triển nuôi

trồng và đánh bắt thủy sản.

Bài làm

- Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt tạo điều kiện phát triển nuôi trồng, đánh bắt thủy sản.

- Vùng biển rộng và ấm quanh năm, có ngư trường Cà Mau – Kiên Giang.

- Vùng rừng ven biển cung cấp nhiều nguồn tôm giống tự nhiên và thức ăn cho các vùng nuôi tôm trên các vùng đất ngập mặn.

- Lũ hàng năm của sông Cửu Long đem đến nguồn thuỷ sản rất lớn.

- Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm, thích ứng linh hoạt với nền kinh tế thị trường.

- Có nhiều cơ sở chế biến thuỷ sản xuất khẩu.

- Có thị trường tiêu thụ rộng lớn trong và ngoài nước.

Câu 5. Vì sao ngành chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn nhất

trong cơ cấu công nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long?

- Có nguồn nguyên liệu phong phú từ nông – ngư nghiệp:

+ Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lương thực của nước ta nên nguồn nguyên liệu từ ngành sản xuất lương thực rất lớn, đặc biệt là lúa gạo. Diện tích và sản lượng lúa chiếm hơn 51% cả nước.

+ Ngoài ra, đây là vùng có nghề cá phát triển hàng đầu cả nước, sản lượng thủy sản hơn 1/2 cả nước.

+ Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới.

- Đây là vùng xuất khẩu nông sản hàng đầu của nước ta (gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả ...).

Chủ đề 21. PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN - ĐẢO A. Nội dung kiến thức

Một phần của tài liệu tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí lớp 8, 9 đầy đủ (Trang 118 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(176 trang)
w