Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

Một phần của tài liệu tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí lớp 8, 9 đầy đủ (Trang 33 - 34)

- Phân hóa từ Bắc xuống Nam: có 2 miền khí hậu (nêu lại đặc điểm khí hậu từng

2. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

a. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

- Thuộc hữu ngạn sông Hồng.

- Từ Lai Châu đến Thừa Thiên – Huế (dãy Bạch Mã). - Gồm Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

- Giáp: Trung Quốc, Lào, Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ và Biển Đông.

b. Địa hình cao nhất Việt Nam

- Là miền núi non trùng điệp, nhiều núi cao, thung lũng sâu. Sông suối nhiều thác, nhiều ghềnh.

- Các dãy núi chạy theo hướng TB-ĐN, so le nhau, xen giữa là các sơn nguyên đá vôi.

- Dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ, có đỉnh Phanxipăng cao nhất nước ta (3143 m). - Có đủ các vành đai khí hậu – sinh vật từ nhiệt đới chân núi tới ôn đới núi cao.

- Các mạch núi lan ra sát biển, xen với đồng bằng chân núi và những cồn cát trắng tạo cho vùng duyên hải Trung Bộ nước ta những cảnh quan rất đẹp và đa dạng.

c. Khí hậu đặc biệt do tác động của địa hình

- Mùa đông ngắn, đến muộn và kết thúc sớm.

- Gió tây khô nóng hoạt động mạnh ở Tây Bắc và duyên hải Bắc Trung Bộ làm giảm lượng mưa vào mùa hạ.

- Mùa mưa và mùa lũ chậm dần. Tây Bắc lớn nhất vào tháng 7, Bắc Trung Bộ vào tháng 10, 11.

d. Tài nguyên phong phú đang đƣợc điều tra, khai thác

- Đất đai chủ yếu là đất feralit trên đá vôi và đá khác thích hợp trồng cây chè, cà phê, cao su, cây hàng năm...

- Có đủ các vành đai thực vật.

- Tài nguyên biển khá lớn, đa dạng: Sầm Sơn, Cửa Lò, Lăng Cô...

- Tài nguyên du lịch tự nhiên độc đáo: Sa Pa, vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Bến En, Bạch Mã...

Một phần của tài liệu tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí lớp 8, 9 đầy đủ (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(176 trang)
w