Tình hình phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí lớp 8, 9 đầy đủ (Trang 83 - 84)

1. Công nghiệp

- Nhờ có nguồn thuỷ năng và nguồn than phong phú nên công nghiệp năng lượng có điều kiện phát triển mạnh, bao gồm cả thuỷ điện và nhiệt điện.

- Tài nguyên khoáng sản, rừng tạo điều kiện phát triển sản xuất công nghiệp khai thác khoáng sản và chế biến lâm sản.

- Phân bố công nghiệp chủ yếu ở khu vực Đông Bắc.

2. Nông nghiệp

- Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp đa dạng (nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới).

+ Lúa và ngô là cây lương thực chính. Cây lúa trồng ở một số cánh đồng giữa núi. + Cây công nghiệp chủ yếu của vùng là cây chè, chiếm tỷ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước, nổi tiếng ở Thái Nguyên, Hà Giang, Sơn La, Phú Thọ. + Đàn Trâu chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước (58,8% 2007). Chăn nuôi lợn chiếm khoảng 22,3 % đàn lợn cả nước (2007).

- Lâm nghiệp: nghề rừng phát triển mạnh theo hướng nông - lâm kết hợp.

- Nghề nuôi trồng thuỷ sản bắt đầu đem lại hiệu quả rõ rệt (tập trung ở Quảng Ninh).

3. Dịch vụ

- Có mối giao lưu thương mại lâu đời với vùng Đồng bằng sông Hồng.

- Hệ thống đường sắt, đường ôtô, cảng biển phát triển, là điều kiện thông thương với đồng bằng sông Hồng và các nước láng giềng

- Kinh tế cửa khẩu đóng vai trò quan trọng: hoạt động trao đổi hàng hóa truyền thống với các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây Trung Quốc và Thượng Lào.

- Hoạt động du lịch trở thành thế mạnh kinh tế của vùng: vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới cùng với các điểm du lịch hấp dẫn Đền Hùng, Sa Pa, Tam Đảo, Ba Bể…

Một phần của tài liệu tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí lớp 8, 9 đầy đủ (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(176 trang)
w