Phân bố các dân tộc

Một phần của tài liệu tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí lớp 8, 9 đầy đủ (Trang 38 - 40)

* Người Việt phân bố rộng khắp trong cả nước song tập trung hơn ở các vùng đồng bằng, trung du và duyên hải.

* Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du. * Có sự khác nhau về dân tộc và phân bố dân tộc giữa:

- Trung du và miền núi Bắc Bộ :

+ Là địa bàn cư trú đan xen của trên 30 dân tộc.

+ Ở vùng thấp người Tày, Nùng sống tập trung ở tả ngạn sông Hồng; người Thái, Mường phân bố từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả. Người Dao sinh sống chủ yếu ở các sườn núi từ 700 -1000 m. Trên các vùng núi cao là địa bàn cư trú của người Mông.

- Khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên : + Có trên 20 dân tộc ít người.

+ Các dân tộc ở đây cư trú thành từng vùng khá rõ rệt: người Ê-đê ở Đắk Lắk; người Gia-rai ở Kon Tum và Gia Lai; người Cơ-Ho chủ yếu ở Lâm Đồng…

- Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ : Có các dân tộc Chăm, Khơ me cư trú thành từng dải hoặc xen kẽ với người Việt. Người Hoa chủ yếu tập trung ở các đô thị, nhất là ở Thành phố Hồ Chí Minh.

B. Câu hỏi và bài tập

Câu 1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, hãy kể tên các dân tộc thuộc ngữ

hệ Hán – Tạng và sự phân bố ngữ hệ này ở nước ta.

Bài làm

- Nhóm ngôn ngữ Hán: Hoa, Sán Dìu, Ngái, phân bố ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.

- Nhóm ngôn ngữ Tạng – Miến: Hà Nhì, Phù Lá, La hủ, Lô Lô, Cống, Si La, phân bố ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 2. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, hãy cho biết Trung du và miền núi

Bắc Bộ là địa bàn cư trú của các dân tộc thuộc ngữ hệ và nhóm ngôn ngữ nào?

Bài làm

- Ngữ hệ Thái – Ka-đai: nhóm ngôn ngữ Tày – Thái, Ka-đai. - Ngữ hệ Hmông – Dao.

- Ngữ hệ Nam Á: nhóm ngôn ngữ Việt Mường, Môn-Khơ me. - Ngữ hệ Hán – Tạng: nhóm ngôn ngữ Hán, Tạng – Miến.

Câu 3. Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Những nét văn hoá riêng của các dân tộc

thể hiện ở những mặt nào ? Cho ví dụ.

Bài làm

- Nước ta có 54 dân tộc.

- Những nét văn hoá riêng của các dân tộc thể hiện ở ngôn ngữ, trang phục, quần cư, phong tục, tập quán,...

- Ví dụ: người Gia – rai theo chế độ mẫu hệ, vợ chồng lấy nhau cư trú bên nhà vợ, con cái lấy họ mẹ; y phục người Ê – đê thường có màu chàm, hoa văn sặc sỡ,..

Câu 4. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16 và kiến thức đã học, cho biết em thuộc dân tộc nào? Dân tộc em dứng thứ mấy về số dân trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam ? Địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc em ? Hãy kế một số nét văn hoá tiêu biểu của dân tộc em.

Bài làm

- Ví dụ: Em thuộc dân tộc Kinh.

- Dân tộc Kinh đứng đầu về số dân trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. - Địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc em là đồng bằng, trung du và ven biển.

Câu 5. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, hãy trình bày sự phân bố dân tộc ở

Đồng bằng sông Cửu Long.

Bài làm

- Nhóm ngôn ngữ Việt Mường phân bố rộng khắp đồng bằng.

- Nhóm ngôn ngữ Môn-Khơme phân bố tập trung ở Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang.

- Nhóm ngôn ngữ Hán tập trung ở các đô thị: như Hà Tiên, Cần Thơ, Cà Mau. - Nhóm ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Nam đảo phân bố ở An Giang.

Chủ đề 9. DÂN SỐ (Bài 2 đến bài 5 Địa lí 9) (Atlat Địa lí Việt Nam trang 16)

A. Nội dung kiến thứcI. Số dân I. Số dân

Việt Nam và một nước đông dân, 2007 là 85,17 triệu người. Đứng thứ 3 Đông Nam Á và thứ 14 thế giới.

Một phần của tài liệu tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí lớp 8, 9 đầy đủ (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(176 trang)
w