nhân dân ta cần có biện pháp gì?
Rừng Việt Nam trước và nay
Rừng không những là cơ sở phát triển kinh tế - xã hội mà còn giữ chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng: rừng tham gia vào quá trình điều hoà khí hậu, đảm bảo chu chuyển ôxy và các nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của các thiên tai, bảo tồn nguồn nước mặt và nước ngầm và làm giảm mức ô nhiễm không khí và nước. Trước đây phần lớn đất nước Việt Nam có rừng che phủ, nhưng chỉ khoảng một thế kỷ qua, rừng bị suy thoái nặng nề. Trong thời kỳ Pháp thuộc, nhiều vùng đất rộng lớn ở phía Nam đã bị khai phá để trồng cà phê, cao su, chè và một số cây công nghiệp khác. Vào khoảng giữa thế kỷ XX, hầu như các khu rừng thuộc châu thổ sông Hồng, một phần lớn châu thổ sông Cửu Long cùng với các khu rừng trên đất thấp ven biển đã bị khai phá để trồng trọt và xây dựng xóm làng. Vào lúc này độ che phủ của rừng còn lại 43% diện tích đất tự nhiên. Ba mươi năm chiến tranh tiếp theo là giai đoạn mà rừng Việt Nam bị thu hẹp lại khá nhanh. Trong giai đoạn từ năm 1990 đến nay, chiều hướng biến động rừng cơ bản vẫn ở tình trạng suy thoái, còn xa mức ổn định và mức cần thiết để bảo vệ môi trường. Sự mất mát và suy giảm rừng là không thể bù đắp được và đã gây ra nhiều tổn thất lớn về kinh tế, về công ăn việc làm và cả về phát triển xã hội một cách lâu dài. Những trận lụt rất lớn trong mấy năm qua ở hầu khắp các vùng của đất nước, từ Bắc chí Nam, từ miền núi đến miền đồng bằng, nhất là các trận lụt ở sáu tỉnh miền Trung, ở Đồng bằng sông Cửu Long, các trận lũ quét ở một số tỉnh miền Bắc, đã gây ra nhiều tổn thất nặng nề về nhân mạng, mùa màng, nhà cửa, ruộng vườn, đường sá... một phần quan trọng cũng do sự suy thoái rừng, nhất là rừng đầu nguồn bị tàn phá quá nhiều.
Bài làm a.
- Rừng được xem là nguồn tài nguyên quý giá của quốc gia vì:
+ Rừng tham gia vào quá trình điều hoà khí hậu, đảm bảo chu chuyển ôxy và các nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh,
+ Duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán,
+ Ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của các thiên tai,
+ Bảo tồn nguồn nước mặt và nước ngầm và làm giảm mức ô nhiễm không khí và nước.
- Những nguyên nhân làm cho rừng Việt Nam bị thu hẹp:
+ Trong thời kỳ Pháp thuộc, nhiều vùng đất rộng lớn ở phía Nam đã bị khai phá để trồng cà phê, cao su, chè và một số cây công nghiệp khác.
+ Vào khoảng giữa thế kỷ XX, hầu như các khu rừng thuộc châu thổ sông Hồng, một phần lớn châu thổ sông Cửu Long cùng với các khu rừng trên đất thấp ven biển đã bị khai phá để trồng trọt và xây dựng xóm làng.
+ Ba mươi năm chiến tranh tiếp theo là giai đoạn mà rừng Việt Nam bị thu hẹp lại khá nhanh.
b.
- Rừng bị thu hẹp đã gây ra những hậu quả:
+ Gây ra nhiều tổn thất lớn về kinh tế, về công ăn việc làm và cả về phát triển xã hội một cách lâu dài.
+ Những trận lụt rất lớn trong mấy năm qua ở hầu khắp các vùng của đất nước, từ Bắc chí Nam, từ miền núi đến miền đồng bằng, nhất là các trận lụt ở sáu tỉnh miền Trung, ở Đồng bằng sông Cửu Long,
+ Các trận lũ quét ở một số tỉnh miền Bắc, đã gây ra nhiều tổn thất nặng nề về nhân mạng, mùa màng, nhà cửa, ruộng vườn, đường sá...
- Biện pháp:
+ Đẩy mạnh việc trồng rừng và bảo vệ rừng.
+ Phòng chống cháy rừng, kiểm lâm chặt chẽ, giáo dục ý thức người dân.
Câu 5. Cho bảng số liệu sau:
Diện tích rừng của nước ta từ năm 1945 – 2015 (đơn vị: triệu ha)
Năm 1945 1985 1995 2005 2015
Tổng diện tích rừng 14,3 9,9 9,3 12,7 14,1