Các trung tâm kinh tế

Một phần của tài liệu tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí lớp 8, 9 đầy đủ (Trang 84 - 87)

Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long là những trung tâm kinh tế quan trọng.

B. Câu hỏi và bài tập

Câu 1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26 và kiến thức đã học, hãy nêu sự

khác biệt về tự nhiên và thế mạnh kinh tế của 2 tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.

Bài làm

* Điều kiện tự nhiên:

- Vùng Đông Bắc: núi trung bình và thấp. Các dãy núi hình cánh cung. Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh.

- Vùng Tây Bắc: núi cao nhất nước ta, địa hình hiểm trở. Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông ít lạnh hơn.

* Thế mạnh kinh tế:

- Vùng Đông Bắc: khai thác khoáng sản: than, chì, kẽm, thiếc, bô-xit, apatit, đá xây dựng…; phát triển nhiệt điện (Uông Bí, Phả Lại,...); trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt. Du lịch sinh thái ở Sa Pa, Hồ Ba Bể,... và phát triển kinh tế biển: nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, du lịch vịnh Hạ Long, cảng biển.

- Vùng Tây Bắc: phát triển thủy điện (thủy điện Hòa Bình, thủy điện Sơn La trên sông Đà),... trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn (cao nguyên Mộc Châu).

Câu 2. Giải thích tại sao trung du Bắc Bộ là địa bàn đông dân và phát triển kinh

tế - xã hội cao hơn miền núi Bắc Bộ?

Bài làm

Trung du Bắc Bộ là địa bàn đông dân và phát triển kinh tế - xã hội cao hơn miền núi Bắc Bộ vì:

* Vì Trung du có nhiều điều kiện thuận lợi:

- Khu vực trung du nằm liền kề với đồng bằng sông Hồng là vùng kinh tế phát triển nhất cả nước, tạo nhiều cơ hội giao lưu trao đổi hàng hóa, tiếp thu nhiều công nghệ thành tựu mới, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của miền.

- Trung du có địa hình thấp và bằng phẳng và ít hiểm trở hơn miền núi, giao thông đi lại dễ dàng hơn, nhiều cơ sở công nghiệp và đô thị đang được hình thành và phát triển tập trung đông dân.

- Nguồn nước cho sản xuất và cho sinh hoạt dân cư ở vùng trung du đảm bảo tốt hơn, it xảy ra tai biến thiên nhiên hơn (lũ quét, trượt lở đất đá...).

- Trung du có lịch sử khai thác sớm hơn miền núi Bắc Bộ. * Miền núi Bắc Bộ có khó khăn cho sản xuất và đời sống: - Địa hình núi cao hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn.

- Thời tiết diễn biến thất thường, nhiều thiên tai: mưa đá, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.

Câu 3. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26 và kiến thức đã học, hãy xác định

địa bàn phân bố các cây công nghiệp lâu năm chè, hồi. Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà cây chè chiếm tỉ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước?

- Địa bàn phân bố các cây công nghiệp lâu năm chè, hồi :

+ Cây chè: Các tỉnh Sơn La (Mộc Châu), Hà Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Lạng Sơn.

+ Cây hồi: Lạng Sơn.

- Cây chè chiếm tỉ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước nhờ những điều kiện thuận lợi sau:

+ Khí hậu cận nhiệt đới của vùng thích hợp với điều kiện sinh thái của cây chè.

+ Đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác trên địa hình đồi trung du thích hợp cho cây chè phát triển.

+ Người dân có nhiều kinh nghiệm trong trồng và chăm sóc cây chè.

+ Cơ sở vật chất kĩ thuật ngày càng hoàn thiện, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Câu 4. Giải thích vì sao khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông

Bắc, còn phát triển thủy điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc?

- Đông Bắc: có thế mạnh về khai thác khoáng sản là do nơi đây có nhiều mỏ khoáng sản tập trung với trữ lượng lớn, điều kiện khai thác tương đối thuận lợi (như mỏ than Quảng Ninh được khai thác lộ thiên…); ngoài ra tiểu vùng này còn có dân đông cung cấp một lượng lớn lao động cho việc khai thác.

- Tiểu vùng Tây Bắc có tiềm năng thủy điện lớn do có nguồn thủy năng lớn với nhiều sông suối có độ dốc cao, lượng nước dồi dào… (nhất là sông Đà).

Câu 5. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, 26 và kiến thức đã học, chứng minh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh để phát triển du lịch.

Bài làm

- Trung Du và miền núi Bắc Bộ có vị trí địa lí thuận lợi tiếp giáp Trung Quốc, Lào, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài

- Có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn: + Tài nguyên du lịch tự nhiên: Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới; các vườn quốc gia: Hoàn Liên, Ba Bể, Xuân Sơn, Bái Tử Long; các hoang động: Hang Chui, Tam Thanh; nước khoáng: Mỹ Lâm, Quang Hanh, Kim Bôi; du lịch biển Trà Cổ, thắng cảnh đẹp: Sa Pa, hồ Thác Bà, cao nguyên đá Đồng Văn…

+ Tài nguyên du lịch nhân văn: gồm các di tích văn hóa -lịch sử, kiến trúc nghệ thuật: Điện Biên, Tân Trào, Pác Bó, Ải Chi Lăng; lễ hội: Đền Hùng, Yên Tử…

- Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh thu hút khách du lịch tham quan nghỉ dưỡng diễn ra quanh năm.

- Nhu cầu đi du lịch của người dân ngày càng tăng cao.

- Các trung tâm du lịch Hạ Long, Lạng Sơn là những điểm đến hấp dẫn khách du lịch.

- Cơ sở hạ tầng và mạng lưới giao thông khá phát triển: các quốc lộ 1, 2, 3, 6, 18; đường sắt nối Lạng Sơn, Lào Cai, Hạ Long với Hà Nội, cảng Cửa Ông, Hạ Long… - Chính sách quản bá, phát triển du lịch của vùng.

Chủ đề 15. VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (Bài 20 đến 22 Địa lí 9) (Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, 30)

A. Nội dung kiến thức

I. Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ

- Là đồng bằng có diện tích lớn thứ hai của cả nước khoảng 15 nghìn km2, gồm 11 tỉnh thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hà Tây (sáp nhập vào Hà Nội năm 2008) - Phía Bắc, Đông Bắc và phía Tây giáp vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, phía Nam giáp vùng Bắc Trung Bộ, phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ.

- Đồng bằng sông Hồng có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thuận lợi cho lưu thông, trao đổi hàng hóa với các vùng khác và thế giới.

II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Đặc điểm: được phù sa sông Hồng bồi đắp, khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh, nguồn nước dồi dào, có vịnh Bắc Bộ giàu tiềm năng.

- Thuận lợi:

+ Đất phù sa màu mỡ, điều kiện khí hậu, sông ngòi thuận lợi cho thâm canh lúa nước.

+ Thời tiết mùa đông thuận lợi cho việc trồng một số cây ưa lạnh. Phát triển vụ đông thành vụ sản xuất chính.

+ Một số khoáng sản có giá trị đáng kể (sét cao lanh, than nâu, khí tự nhiên, đá vôi). + Vùng ven biển và biển thuận lợi cho nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, du lịch.

- Khó khăn: thiên tai (bão, lũ lụt, thời tiết thất thường), ít tài nguyên khoáng sản.

Một phần của tài liệu tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí lớp 8, 9 đầy đủ (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(176 trang)
w