Vẽ biểu đồ miền

Một phần của tài liệu tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí lớp 8, 9 đầy đủ (Trang 53 - 56)

- Tỉ lệ thiếu việc là mở nông thôn cao: chủ yếu là hoạt động mang tính thời vụ…

a. Vẽ biểu đồ miền

* Xử lý số liệu: tính cơ cấu GDP theo giá thực tế phân theo ngành kinh tế của nước

ta, giai đoạn 1995 – 2010 (đơn vị: %)

Năm Tổng số Trong đó Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp – xây dựng Dịch vụ 1995 100,0 27,2 28,8 44,0 2000 100,0 24,5 36,7 38,8 2005 100,0 19,3 38,1 42,6 2010 100,0 18,9 38,2 42, 9 * Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu GDP theo giá thực tế phân theo ngành kinh tế của nước ta, giai đoạn 1995 – 2010

b.

* Nhận xét

- Từ năm 1995 - 2010, cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế nước ta có sự thay đổi: + Nông, lâm, ngư nghiệp giảm từ 27,2% xuống 18,9%, giảm 8,3%.

+ Công nghiệp - xây dựng tăng nhanh từ 28,8% lên 38,2%, tăng 9,4%.

+ Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao năm 2010 là 42,9% nhưng còn biến động, nhìn chung giảm nhẹ 1,1%.

- So sánh: Dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn nhất, nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhất qua các năm, năm 2010 chênh lệch 24%.

* Giải thích

- Nước ta thực hiện đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành trên thế giới.

Câu 2. Phân tích hưởng của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh

thổ đến vấn đề việc làm ở nước ta.

Bài làm

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ:

+ Theo ngành: giảm tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng, khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn nhiều biến động.

54

+ Theo lãnh thổ: hình thành các vùng chuyên canh, các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ tạo nên các vùng kinh tế phát triển năng động.

- Ảnh hưởng đến vấn đề việc làm:

+ Đa dạng hoá kinh tế nông thôn, đưa nông nghiệp từ tự cấp tự túc lên sản xuất hàng hoá, phát triển công nghiệp và dịch vụ nhất là những ngành cần nhiều lao động tạo ra việc làm mới cho người lao động.

+ Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ song song với việc phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng góp phần tạo việc làm và nâng cao năng suất lao động.

Câu 3. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy nhận xét sự phân hóa GDP

bình quân tính theo đầu người của các tỉnh năm 2007.

Bài làm

GDP bình quân tính theo đầu người của các tỉnh năm 2007 có sự phân hóa không đều:

- Các tỉnh, thành phố có GDP trên 18 triệu đồng: Hà Nội, TPHCM, Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu, Cần Thơ, Đà Nẵng.

- Các tỉnh, thành phố có GDP từ 15-18 triệu đồng: Đồng Nai, Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa,Vĩnh Phúc.

- Các tỉnh có GDP từ 12-15 triệu đồng: Bắc Ninh, Long An, Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang.

- Các tỉnh có GDP từ 9-12 triệu đồng: 13 tỉnh như Hải Dương, Hưng Yên, Bình Định, Lâm Đồng, Bình Thuận, An Giang, Bến Tre, Sóc Trăng…

- Các tỉnh có GDP từ 6-9 triệu đồng: 30 tỉnh như Phú Thọ, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Nghệ An, Kon Tum, Phú Yên, Đồng Tháp…

- Các tỉnh có GDP dưới 6 triệu đồng: Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Hà Giang, Bắc Kạn.

Câu 4. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17 và kiến thức đã học, hãy xác định

quy mô của các trung tâm kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.

Bài làm

* Đồng bằng sông Hồng:

- Hà Nội có qui mô kinh tế trên 100 nghìn tỉ đồng.

* Đông Nam Bộ:

- TPHCM có qui mô kinh tế trên 100 nghìn tỉ đồng.

- Biên Hòa, Vũng Tàu có qui mô kinh tế từ trên 15-100 nghìn tỉ đồng. - Thủ Dầu Một từ 10-15 nghìn tỉ đồng.

Câu 5. Đọc trích đoạn bài báo sau đây và kiến thức đã học, hãy trả lời các câu hỏi

sau:

Một phần của tài liệu tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí lớp 8, 9 đầy đủ (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(176 trang)
w