Vẽ biểu đồ:

Một phần của tài liệu tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí lớp 8, 9 đầy đủ (Trang 114 - 116)

Biểu đồ thể hiện dân số thành thị và nông thôn ở TPHCM giai đoạn 1995 – 2002 b. Nhận xét

- Dân số TPHCM từ năm 1995 - 2002 có sự thay đổi:

+ Tổng số dân tăng từ 4640,4 nghìn người lên 5479 nghìn người, tăng 838,6 nghìn người.

+ Dân số nông thôn nhìn chung giảm từ 1174,3 nghìn người xuống còn 855,8 nghìn người, giảm 318,5 nghìn người. Nhưng từ năm 2000 - 2002 tăng nhẹ 10,4 nghìn người.

+ Dân số thành thị tăng nhanh từ 3466,1 nghìn người lên 4623,2 nghìn người, tăng 1157,1 nghìn người.

- So sánh: dân số thành thị luôn nhiều hơn dân số nông thôn qua các năm, năm 2002 dân số thành thị cao gấp 5,4 lần dân số nông thôn.

Câu 4. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29 và kiến thức đã học, hãy nhận xét

tình hình phân bố cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ. Vì sao cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng này?

Bài làm

* Sự phân bố:

- Cao su: ở Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai. - Cây điều: ở Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương.

- Cà phê: Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu.

- Hồ tiêu: Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng Nai. * Cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng này vì:

- Điều kiện tự nhiên:

+ Địa hình và đất: có diện tích lớn đất ba dan, đất xám phân bố tập trung thành vùng lớn trên địa hình thoải.

+ Khí hậu nóng ẩm quanh năm, thời tiết ít biến động, ít gió mạnh thích hợp với điều kiện sinh thái của cây cao su.

+ Nguồn nước: thủy lợi đã được cải thiện, nổi bật là hồ Dầu Tiếng (hồ thủy lợi lớn nhất nước ta).

- Điều kiện kinh tế - xã hội:

+ Nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su.

+ Có nhiều cơ sở chế biến sản phẩm cây cao su ở Biên Hoà, Thành phố Hồ Chí Minh + Cây cao su mang lại hiệu quả kinh tế cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định (trong nước, nước ngoài)

+ Có chính sách khuyến khích phát triển của Nhà nước.

Câu 5. Vì sao vùng Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển? Bài làm

- Các vũng vịnh nước sâu thuận lợi để xây dựng cảng biển (cảng Vũng Tàu, Sài Gòn), vùng biển gần các đường hàng hải quốc tế ⟶ phát triển giao thông vận tải biển.

- Có các bãi tắm đẹp (Vũng Tàu, Long Hải), các đảo ven bờ (Côn Đảo) phát triển du lịch biển - đảo.

- Nguồn lợi hải sản phong phú, ngư trường rộng lớn (Bà Rịa - Vũng Tàu), có các bãi tôm bãi cá, các vùng nước mặn nước lợ, rừng ngập mặn ven biển...thuân lợi cho phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

- Giàu tiềm năng dầu khí ở thềm lục địa phía nam, là tài nguyên khoáng sản vô cùng quan trọng của vùng, phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí (các mỏ dầu Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hỏ, Đại Hùng; mỏ khí Lan Tây, Lan Đỏ).

Chủ đề 20. VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Bài 35 đến 37 Địa lí 9) (Atlat Địa lí Việt Nam trang 29)

A. Nội dung kiến thức

I. Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ

- Diện tích khoảng 40 nghìn km2, gồm 13 tỉnh thành phố: Cần Thơ, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.

Một phần của tài liệu tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí lớp 8, 9 đầy đủ (Trang 114 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(176 trang)
w