Các ngành công nghiệp trọng điểm

Một phần của tài liệu tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí lớp 8, 9 đầy đủ (Trang 67 - 68)

II. Sự phát triển và phân bố công nghiệp

2. Các ngành công nghiệp trọng điểm

a. Công nghiệp khai thác nhiên liệu:

- Gồm ngành khai thác dầu khí và than đá, từ năm 2000-2007, sản lượng khai thác than tăng liên tục 30,9 triệu tấn, sản lượng khai thác dầu thô từ năm 2000-2005 tăng 2,3 triệu tấn, từ năm 2005-2007 giảm 2,6 triệu tấn (số liệu từ Atlat trang 22) - Phân bố ở gần nguồn nhiên liệu. Khai thác than phân bố chủ yếu ở Quảng Ninh, dầu khí ở thềm lục địa phía Nam.

b. Công nghiệp điện: bao gồm nhiệt điện và thủy điện.

- Sản lượng điện từ 2000-2007 tăng liên tục 37,4 tỉ kWh (số liệu từ Atlat trang 22) - Phân bố:

+ Các nhà máy thủy điện phân bố trên các sông ở vùng trung du miền núi, như Sơn La, Hòa Bình trên sông Đà; Thác Bà trên sông chảy.

+ Các nhà máy nhiệt điện phân bố ở phía bắc gần mỏ than Quảng Ninh, như Phả Lại, Uông Bí; ở phía nam gần các mỏ dầu khí, như Phú Mỹ, Cà Mau.

c. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm

- Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp, năm 2007 là 23,7% (số liệu từ Atlat trang 22)

- Bao gồm các ngành chế biến sản phẩm trồng trọt, sản phẩm chăn nuôi và chế biến thủy hải sản.

- Phân bố: rộng khắp cả nước tập trung nhất là ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Đà Nẵng.

d. Công nghiệp dệt may

- Là ngành sản xuất hàng tiêu dùng quan trọng và là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.

- Phân bố: chủ yếu ở các thành phố lớn, nhất là Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nam Định.

Một phần của tài liệu tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí lớp 8, 9 đầy đủ (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(176 trang)
w