IV. Phân bố dân cư
- Phân bố không đều:
- Giữa đồng bằng và miền núi:
+ Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, ven biển với mật độ dân số cao: vùng Đồng bằng sông Hồng (1238 người/km2 2007), Đông Nam Bộ (525 người/km2 2007) và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) (432 người/km2 2010). Nguyên nhân: Đây là những khu vực có điều kiện sống thuận lợi: địa hình khá bằng phẳng, đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, giao thông thuận tiện và nền kinh tế phát triển.
+ Dân cư thưa thớt ở khu vực đồi núi: vùng Tây Bắc, vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ và phía Tây Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên. Mật độ dân số thấp dưới 100 người/km2. Nguyên nhân: Đây là những vùng có điều kiện sống khó khăn: địa hình đồi núi hiểm trở, thiên tai (lũ quét, sạt lở đất,...), giao thông khó khăn và kinh tế kém phát triển.
- Giữa thành thị và nông thôn: phần lớn dân cư sống ở nông thôn chiếm 72,6% (2010), thành thị chiếm 27,4% năm 2007 (số liệu xử lí từ Atlat trang 15). Nguyên nhân: trình độ phát triển kinh tế nước ta còn thấp, tập quán sản xuất nông nghiệp lâu
đời của nhân dân nên dân cư tập trung nhiều ở nông thôn, nước ta mới ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nên trình độ đô thị hóa chưa cao.
V. Các loại hình quần cư
Chỉ tiêu so sánh Quần cư nông thôn Quần cư thành thị
Mật độ dân số Thấp Cao
Điểm quần cư Làng, ấp, bản,
buôn…
Phường, khu phố, chung cư cao tầng…
Hoạt động kinh tế chủ yếu Nông nghiệp Công nghiệp, dịch vụ.
Chức năng Trung tâm kinh tế, chính trị, văn
hóa, khoa học kĩ thuật.