Các trung tâm công nghiệp lớn

Một phần của tài liệu tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí lớp 8, 9 đầy đủ (Trang 68 - 70)

II. Sự phát triển và phân bố công nghiệp

3. Các trung tâm công nghiệp lớn

- Hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất cả nước là Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng.

- Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.

II. Câu hỏi và bài tập

Câu 1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 3 và 21, hãy kể tên các trung tâm công

nghiệp có qui mô trên 120 nghìn tỉ đồng và từ 40 đến 120 nghìn tỉ đồng. Kể tên các ngành công nghiệp của trung tâm công nghiệp TPHCM và Hải Phòng.

Bài làm

- Các trung tâm công nghiệp có qui mô trên 120 nghìn tỉ đồng: TPHCM, Hà Nội. - Các trung tâm công nghiệp có qui mô từ 40 đến 120 nghìn tỉ đồng: Hải Phòng, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu.

- Các ngành công nghiệp của TPHCM: Cơ khí, chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng, hóa chất, phân bón, điện tử, dệt may, sản xuất giấy, xenlulô, luyện kim đen, luyện kim màu, sản xuất ô tô, đóng tàu, nhiệt điện.

- Các ngành công nghiệp của Hải Phòng: Cơ khí, chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng, luyện kim đen, đóng tàu, điện tử, dệt may.

Câu 2. Giải thích vì sao Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai trung tâm công

nghiệp lớn nhất cả nước.

Bài làm

- Vị trí địa lí: Đều nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, tiếp giáp với các vùng có nguồn nguyên, nhiên liệu để phát triển công nghiệp.

- Điều kiện tự nhiên: địa hình bằng phẳng, nguồn nước dồi dào. - Điều kiện kinh tế - xã hội:

+ Là 2 thành phố đông dân nhất cả nước, lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng hoàn thiện nhất cả nước, đây là đầu mối giao thông vận tải lớn nhất nước ta.

- Có nhiều chính sách thu hút vốn đầu tư vào công nghiệp.

Câu 3. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22 và kiến thức đã học, hãy trình bày sự phân bố ngành công nghiệp dệt may ở nước ta. Tại sao các thành phố là những trung tâm dệt may lớn nhất nước ta?

Bài làm

* Sự phân bố ngành công nghiệp dệt may ở nước ta:

Phân bố không đều:

- Tập trung nhất là ở vùng Đông Nam Bộ với các thành phố: TPHCM, Biên Hòa, Vũng Tàu; tiếp đến là ở vùng Đồng bằng sông Hồng với các thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định.

- Tập trung ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long với các thành phố: Cần Thơ, Long Xuyên, Tân An, Bến Tre.

- Ven biển Miền Trung có Đà Nẵng, Huế, Nha Trang.

- Thưa thớt ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên: Trung du miền núi Bắc Bộ chỉ có Việt Trì, Tây Nguyên chỉ có Đà Lạt.

* Các thành phố là những trung tâm dệt may lớn nhất nước ta do:

- Có nguồn nguyên liệu dồi dào trong nước và nhập khẩu.

- Có nguồn lao động dồi dào có tay nghề đặc biệt là lao động nữ, qua đào tạo. - Thị trường tiêu thụ rộng lớn trong nước và xuất khẩu.

- Có các xí nghiệp dệt may được trang bị hiện đại.

- Nguyên nhân khác: truyền thống phát triển công nghiệp dệt may, mạng lưới phân phối sản phẩm phát triển, thiết kế thời trang, có chính sách đầu tư…

Câu 4. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22 và kiến thức đã học, hãy chứng minh ngành công nghiệp năng lượng là ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta.

Bài làm

- Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp 11,1% năm 2007 (số liệu từ Atlat trang 22)

+ Cơ sở nguyên liệu phong phú: Than đá tập trung ở khu vực Quảng Ninh, các mỏ dầu khí ở thềm lục địa phía Nam, tiềm năng thủy điện rất lớn trên các con sông: Đà, Xê xan, Đồng Nai…Các nguồn năng lượng khác như: sức gió, năng lượng mặt trời, thủy triều, địa nhiệt… ở nước ta rất dồi dào.

+ Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn. - Mang lại hiệu quả cao:

+ Kinh tế: góp phần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

+ Xã hội: phục vụ đời sống nhân dân.

- Tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các ngành kinh tế khác: Công nghiệp năng lượng có tác động một cách mạnh mẽ, toàn diện đến các ngành kinh tế khác về các mặt: quy mô của ngành, kĩ thuật - công nghệ, chất lượng sản phẩm...

Câu 5. Cho bảng số liệu sau:

Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế ở nước ta

(đơn vị: nghìn tỉ đồng)

Năm Tổng số Kinh tế

nhà nước

Kinh tế ngoài nhà nước

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

2005 980,7 246,5 301,1 433,1

2012 4506,8 763,2 1616,1 2127,5

Một phần của tài liệu tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí lớp 8, 9 đầy đủ (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(176 trang)
w