Sự phát triển du lịch

Một phần của tài liệu tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí lớp 8, 9 đầy đủ (Trang 76 - 78)

III. Thương mại và du lịch

b. Sự phát triển du lịch

Trong giai đoạn 1995-2007: (số liệu từ Atlat trang 25)

- Tổng số khách du lịch tăng nhanh và liên tục 16,4 triệu lượt người. Trong đó: + Khách quốc tế tăng 2,8 triệu lượt.

+ Khách nội địa tăng 13,6 triệu lượt.

- Doanh thu du lịch cũng tăng nhanh và liên tục 48 nghìn tỉ đồng, gấp 7 lần.

B. Câu hỏi và bài tập

Câu 1. Giải thích vì sao Hà Nội và TPHCM là 2 trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa

dạng nhất nước ta.

Bài làm

Ngành dịch vụ lại phát triển mạnh ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, vì: - Hai thành phố là nơi tập chung đông dân cư => nhu cầu tăng cao về mọi mặt. - Có thị trường tiêu thụ lớn và là nơi tập chung vốn đầu tư trong và ngoài nước

- Đây là hai đầu mối giao thông vận tải, viễn thông lớn nhất cả nước.

- Tập trung nhiều trường đại học lớn, các viện nghiên cứu, các bệnh viện chuyên khoa hàng đầu.

- Đều là các trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng lớn nhất cả nước.

- Các dịch vụ khác như quảng cáo, bảo hiểm, tư vấn, văn hoá, nghệ thuật, ăn uống,… phát triển mạnh.

Câu 2. Phân tích các điều kiện để phát triển giao thông vận tải ở nước ta. Bài làm

* Thuận lợi:

- Vị trí địa lí: nằm gần trung tâm khu vực Đông Nam Á, ngã tư đường hang hải và hàng không quốc tế.. Đó là điều kiện thuận lợi phát triển các loại hình giao thông đường bộ, đường biển, đường hang không…

- Điều kiện tự nhiên:

+ Đồng bằng nằm ven biển, kéo dài theo chiều Bắc-Nam tạo thuận lợi xây dựng các tuyến đường bộ nối liền các vùng trong cả nước, giữa nước ta với nước ngoài.

+ Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm quanh năm, GTVT biển có thể hoạt động quanh năm. + Mạng lưới sông ngòi dày đặc thuận lợi GTVT đường sông phát triển

+ Bờ biển nhiều vũng, vịnh thuận lợi xây dựng các hải cảng. - Điều kiện KT-XH:

+ Sự quan tâm của Nhà nước, tập trung nguồn vốn lớn để đầu tư xây dựng & cải tạo các tuyến giao thông quan trọng.

+ Cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành có nhiều tiến bộ: xây dựng một số nhà máy sản xuất ô-tô, xưởng đóng tàu hiện đại…

+ Đội ngũ lao động của ngành có trình độ ngày càng được nâng lên. * Khó khăn:

- 3/4 địa hình là đồi núi, có độ chia cắt lớn gây khó khăn, tốn kém trong việc xây dựng các tuyến đường bộ.

-Thiên tai thường xảy ra: bão, lũ lụt, sóng lớn… -Thiếu vốn đầu tư.

Câu 3. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 23 và kiến thức đã học, hãy xác định

Đáp án

- Quốc lộ 1: chạy từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) - Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh - Năm Căn (Cà Mau).

Ý nghĩa: là tuyến huyết mạch nối 6/7 vùng kinh tế, gắn kết các vùng giàu tài nguyên, các trung tâm kinh tế lớn, các vùng nông nghiệp trù phú, có ý nghĩa đặc biệt về kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của cả nước.

- Quốc lộ 6: chạy từ Hà Nội – Tuần Giáo (Điện Biên).

Ý nghĩa: nối Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc. Là trục kinh tế duy nhất của vùng Tây Bắc, tạo điều kiện khai thác các tiềm năng và phát triển kinh tế xã hội của vùng Tây Bắc.

- Đường Hồ Chí Minh - quốc lộ 14: từ Hà Nội chạy dọc sườn Đông Trường Sơn Bắc, qua Tây Nguyên – Đông Nam Bộ.

Ý nghĩa: thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội, củng cố an ninh quốc phòng vùng núi phía Tây đất nước.

- Quốc lộ 51: nối TP HCM - Vũng Tàu.

Ý nghĩa: là tuyến huyết mạch nối tam giác kinh tế Biên Hòa - Vũng Tàu - Thành phố Hồ Chí Minh, thúc đẩy ngành dầu khí và du lịch ở Đông Nam Bộ. Là tuyến đầu mút của hành lang kinh tế Đông - Tây phía Nam.

Câu 4. Cho bảng số liệu sau:

Một phần của tài liệu tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí lớp 8, 9 đầy đủ (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(176 trang)
w