Quy trình nghiệp vụ trong giao dịch L/C

Một phần của tài liệu 0066 giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHTM CP đông nam á luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 26 - 38)

1.2. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

1.2.4. Quy trình nghiệp vụ trong giao dịch L/C

1.2.4.1. Các bên tham gia

- Người mở L/C (Applicant): Là bên mà L/C được phát hành theo yêu cầu của họ. Trong thương mại quốc tế, người mở thường là người nhập khẩu, yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát hành L/C và có trách nhiệm pháp lý về việc trả tiền cho người thụ hưởng của L/C

- Người thụ hưởng (Beneficiary): Người thụ hưởng hay còn gọi là người hưởng lợi L/C. Theo quy định của L/C, người thụ hưởng là người được hưởng số tiền thanh toán hay sở hữu hối phiếu đã chấp nhận thanh toán.

- Ngân hàng phát hành (NHPH - Issuing bank), hay ngân hàng mở (Openning Bank): Là ngân hàng theo yêu cầu của Người mở, phát hành L/C. NHPH thường được hai bên mua bán thỏa thuận và được quy định trong hợp đồng mua bán ngoại thương.

- Ngân hàng thông báo (NHTB - Advising Bank): Là ngân hàng được NHPH yêu cầu thông báo L/C cho người hưởng. NHTB thường là ngân hàng đại lý hay một chi nhánh của NHPH ở nước nhà xuất khẩu.

- Ngân hàng xác nhận (NHXN - Confirming Bank): Là ngân hàng bổ sung sự xác nhận của mình đối với L/C theo yêu cầu hoặc theo sự ủy quyền của NHPH.

- Ngân hàng được chỉ định (NHđCĐ - Nominated Bank): Là ngân hàng mà tại đó L/C có giá trị thanh toán hoặc chiết khấu hoặc là bất kỳ ngân hàng nào nếu L/C có giá trị tự do.

1.2.4.2. Quy trình nghiệp vụ L/C

* Trường hợp L/C có giá trị tại NHPH:

Bước 1: Hai bên mua bán ký kết hợp đồng ngoại thương với điều khoản thanh toán theo phương thức L/C.

Bước 2: Trên cơ sở các điều khoản và điều kiện của hợp đồng ngoại thương, nhà nhập khẩu làm đơn theo mẫu gửi đến ngân hàng phục vụ mình yêu cầu phát hành một L/C cho người xuất khẩu hưởng.

NHPH ____________(3)_________ k NHđCĐ l____________(8)__________ ---(9)--- ► (11) (10) ( 2 ) (7) (6) ( 4 ) Người mở (Nhà NK) .___________(1) ___________„ Người thụ hưởng(Nhà XK) 4________________(5)__________

Sơ đồl.1: Quy trình nghiệp vụ L/C - trường hợp có giá trị tại NHPH

Bước 3: Căn cứ vào đơn xin mở L/C, nếu đồng ý, NHPH lập L/C và thông qua ngân hàng đại lý của mình ở nước nhà xuất khẩu để thông báo về việc phát hành L/C và chuyển L/C đến người xuất khẩu.

Bước 4: Khi nhận được thông báo L/C, NHTB sẽ thông báo L/C cho nhà xuất khẩu.

Bước 5: Nhà xuất khẩu nếu chấp nhận L/C thì tiến hành giao hàng, nếu không thì đề nghị người nhập khẩu thông qua NHPH sửa đổi, bổ sung L/C cho phù hợp với hợp đồng ngoại thương.

Bước 6: Sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C và xuất trình (thông qua một NH khác) cho NHPH để thanh toán.

Bước 7: NHPH sau khi kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C do mình phát hành thì tiến hành thanh toán cho nhà xuất khẩu; nếu thấy không phù hợp, thì từ chối thanh toán và gửi trả lại toàn bộ và nguyên vẹn bộ chứng từ cho nhà xuất khẩu.

Bước 8: NHPH đòi tiền nhà nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu sau khi đã nhận được tiền hoặc chấp nhận thanh toán.

Bước 9: Nhà nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu phù hợp với L/C thì trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền, nếu không phù hợp thì có quyền từ chối trả tiền.

(10)...► là sự cam kết nhận nợ có điều kiện của NHPH đối với người thụ hưởng.

L/C có giá trị tại NHPH bao gồm hai trường hợp:

Thứ nhất, là loại L/C trực tiếp, quy định người hưởng chỉ được xuất trình chứng từ cho NHPH để được ngân hàng này thanh toán trực tiếp. Khi đó, trường 41C của L/C sẽ quy định: ‘Available with the issuing bank by.. .^

Thứ hai, L/C có chỉ định NHđCĐ (không phải là NHXN), nhưng ngân hàng này không trực tiếp thực hiện chức năng được ủy quyền mà đơn thuần là ngân hàng chuyển chứng từ cho NHPH, nghĩa là bộ chứng từ được thanh toán tại NHPH.

* Trường hợp L/C có giá trị tại NHđCĐ:

Các bước từ (1) - (5) giống như trường hợp L/C có giá trị tại NHPH.

từ chối thanh toán và gửi trả lại toàn bộ và nguyên vẹn bộ chứng từ cho nhà xuất khẩu.

Bước 8: NHđCĐ gửi bộ chứng từ cho NHPH để được hoàn trả.

Bước 9: NHPH sau khi kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C thì tiến hành thanh toán cho NHđCĐ, nếu thấy không phù hợp thì từ chối thanh toán và gửi trả lại toàn bộ và nguyên vẹn bộ chứng từ cho NHđCĐ

Bước 10: NHPH đòi tiền nhà nhập khẩu, chuyển bộ chứng từ cho người nhập khẩu sau khi đã được nhà nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán.

Bước 11: Nhà nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C thì trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán, nếu thấy không phù hợp thì có quyền từ chối trả tiền.

1.2.4.3. Sơ đồ tóm lược về nghiệp vụ L/C

* Các nghiệp vụ về L/C nhập khẩu:

L/C nhập khẩu là cách NHPH gọi khi L/C được phát hành theo yêu cầu của nhà nhập khẩu.

a/ Các công việc của NHPH liên quan đến L/C nhập khẩu

(6) Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ mở L/C

c/ Tiếp nhận, kiểm tra, gửi chứng từ và đòi tiền nhà nhập khẩu - Trường hợp L/C có giá trị tại NHPH:

* Các nghiệp vụ về L/C xuất khẩu

L/C xuất khẩu là cách NHTB gọi khi nhận được L/C từ ngân hàng của người nhập khẩu.

1.2.4.4. Trách nhiệm của NHPH và NHTB

* Đổi với NHPH:

Sau khi L/C được phát hành, trách nhiệm của NHPH được quy định tại điều 7 của UCP600 như sau:

a. Với điều kiện là các chứng từ quy định được xuất trình tới NHđCĐ hoặc tới NHPH và việc xuất trình chứng từ đó là phù hợp, thì NHPH phải thanh toán nếu tín dụng có giá trị:

i. trả ngay, trả chậm hoặc chấp nhận tại NHPH; ii. trả ngay tại NHđCĐ và NHđCĐ đó không trả tiền

iii. trả chậm tại NHđCĐ và NHđCĐ đó không cam kết trả chậm hoặc có cam kết trả chậm nhưng không trả tiền khi đáo hạn;

iv. chấp nhận tại NHđCĐ và NHđCĐ này đã không chấp nhận hối phiếu ký phát đòi tiền nó hoặc đã chấp nhận nhưng không trả tiền khi hối phiếu khi đáo hạn; hoặc

v. chiết khấu tại NHđCĐ và NHđCĐ đó không chiết khấu

b. NHPH bị ràng buộc không hủy ngang đối với việc thanh toán tính từ thời điểm ngân hàng phát hành thư tín dụng.

c. NHPH cam kết hoàn trả cho NHđCĐ khi NHđCĐ đã thanh toán hoặc chiết khấu đối với xuất trình phù hợp và đã chuyển giao các chứng từ cho NHPH. Việc hoàn trả tiền cho xuất trình phù hợp đối với tín dụng có giá trị chấp nhận hoặc trả chậm là vào thời điểm đáo hạn, cho dù NHđCĐ đã trả tiền trước hoặc đã mua trước khi đáo hạn hay không. Sự cam kết hoàn trả tiền của NHPH cho NHđCĐ độc lập với sự cam kết của NHPH đối với người thụ hưởng.

* Đổi với NHTB:

Nếu ngân hàng sử dụng dịch vụ của một NHTB để thông báo L/C thì cũng phải sử dụng dịch vụ của ngân hàng này để thông báo các sửa đổi L/C.

Nếu ngân hàng thông báo không phải là NHXN, chỉ thực hiện thông báo L/C/sửa đổi L/C thì không chịu bất kỳ trách nhiệm nào phải thanh toán hay chiết khấu chứng từ theo L/C. Tuy nhiên, NHTB phải chịu trách nhiệm kiểm tra tính chân thật bề ngoài của L/C/sửa đổi L/C. Do đó, nếu NHTB nhận được những chỉ thị không hoàn chỉnh hoặc không rõ rằng về yêu cầu xác nhận, thông báo L/C/sửa đổi L/C thì phải liên lạc với NHPH để xác minh tính chân thực của nó. Chỉ khi nào nhận được thông tin xác đáng, có giá trị thực hiện thì NHTB mới tiến hành xác nhận, thông báo L/C/sửa đổi L/C.

Khi tiến hành thông báo, NHTB phải chuyển chính xác và đầy đủ các điều kiện và điều khoản của L/C/sửa đổi L/C đã nhận được cho người thụ hưởng. NHTB không có trách nhiệm về các sai sót trong việc dịch hoặc giải thích các thuật ngữ chuyên môn và có quyền chuyển nguyên văn các điều khoản của L/C mà không có lời dịch nào. Ngoài ra, nghiệp vụ thông báo L/C hoàn toàn mang tính chất dịch vụ, do đó, NHTB không chịu trách nhiệm về khả năng giao hàng của người hưởng, khả năng thanh toán của người mở,.. hoặc bất cứ hậu quả xấu phát sinh nào liên quan đến giao dịch L/C mà nó thông báo.

Nếu ngân hàng được yêu cầu thông báo L/C nhưng quyết định từ chối thông báo thì phải thông báo không chậm trễ cho ngân hàng mà từ đó đã nhận được L/C.

Một phần của tài liệu 0066 giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHTM CP đông nam á luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 26 - 38)