PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SEABANK
2.3.1. Kết quả đạt được
Hoạt động thanh toán quốc tế tại SeABank được triển khai từ năm 2004, cho đến nay hoạt động này vẫn còn khá non trẻ so với các ngân hàng có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực này như Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng xuất nhập khẩu (Eximbank),...Tuy nhiên qua đánh giá, ta thấy rằng trong những năm qua hoạt động thanh toán quốc tế tại SeABank đã có sự tăng trưởng về cả số lượng và chất lượng, đặc biệt là hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ. Cụ thể:
Thứ nhất, doanh số thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại SeABank đã có sự gia tăng đáng kể
Trong những năm qua hoạt động thanh thanh toán quốc tế nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng tại SeABank đã quan tâm và chú trọng phát triển, đưa ra nhiều chính sách thu hút các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, tăng cường đầu tư trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, bổ sung thêm cán bộ đáp ứng yêu cầu công việc,.. .để nâng cao chất lượng dịch vụ, từng bước đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của từng đối tượng khách hàng, một mặt duy trì số lượng khách hàng truyền thống, mặt khác thu hút thêm đáng kể các khách hàng mới nhằm gia tăng doanh số thanh toán quốc tế nói chung và theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng.
Doanh số thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của SeABank gần như tăng đều qua các năm và đạt mức khá cao. Qua 4 năm hoạt động, năm 2010 số lượng giao dịch L/C tăng gần 2 lần và doanh số L/C xuất nhập khẩu tăng gấp 1,5 lần so với năm 2007. Bên cạnh phương thức chuyển tiền chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh số thanh toán quốc tế của SeABank thì phương thức tín dụng chứng từ vẫn được coi là phương thức
được ưa chuộng và được sử dụng nhiều do nó bảo vệ quyền lợi cho cả hai bên mua và bán một cách chắc chắn hơn cả, trong đó giá trị thanh toán L/C nhập khẩu chiếm chủ yếu, giá trị thanh toán L/C xuất khẩu vẫn còn thấp.
Thứ hai, chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng được nâng cao
Trong những năm qua, bên cạnh sự gia tăng về quy mô, chất lượng dịch vụ thanh toán cũng dần được cải thiện. Tỷ lệ điện chuẩn đạt trên 90%, liên tiếp từ năm 2007 đến nay, SeABank đều nhận được những giải thưởng cao về thanh toán quốc tế do các ngân hàng nước ngoài uy tín như Citibank, HSBC hay Wells Fargo trao tặng. Chất lượng thanh toán quốc tế được nâng cao, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, rút ngắn thời gian phục vụ khách hàng là nhờ sự chuyển đổi thành công sang mô hình thanh toán tập trung cùng với sự tận tình của các cán bộ có trình độ chuyên môn và quá trình hiện đại hóa công nghệ thanh toán tại SeABank.
Năm 2009, SeABank đã xây dựng được hệ thống quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế tập trung. Với mô hình thanh toán tập trung này, mọi nghiệp vụ liên quan đến giao dịch thanh toán quốc tế sẽ được xử lý tập trung tại Phòng thanh quốc tế thuộc trung tâm thanh toán Hội sở chính. Nhờ đó các giao dịch thanh toán quốc tế của toàn hàng sẽ được xử lý nhanh chóng, an toàn và chính xác hơn, tạo điều kiện khai thác sức mạnh tổng hợp của toàn hệ thống, tiết kiệm được lao động và chi phí.
Cùng với đó là đội ngũ nhân viên thanh toán quốc tế trẻ, năng động, nhiệt tình, được đào tạo tại các trường đại học danh tiếng như là Học viện Ngân hàng, Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế quốc dân,.. .Các cấp lãnh đạo như trưởng phó phòng TTQT, Giám đốc trung tâm thanh toán đều có bằng thạc sỹ nước ngoài. Đây là một cơ sở quan trọng để những năm qua, hoạt động thanh toán quốc tế tại SeABank ngày càng phát huy hiệu quả, chất
lượng hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng ngày càng được nâng cao.
Đồng thời, SeABank không ngừng nâng cấp và cải thiện công nghệ thanh toán. Năm 2007 SeABank đã áp dụng thành công phần mềm quản trị lõi ngân hàng T24 Temenos. Phần mềm này được cài đặt kết nối trực tiếp với hệ thống Swift, tạo điều kiện rút ngắn thời gian soạn điện trên Swift. Phần mềm này còn có tính năng cảnh báo lỗi tự động nên có thể giảm thiểu tối đa những lỗi kỹ thuật do con người gây ra. Bên cạnh đó, hiện nay hệ thống Swift của SeABank cũng đã được nâng cấp và cải tiến gói dịch vụ từ một user lên năm user sử dụng tạo điều kiện cho việc nhập liệu và duyệt điện được nhanh chóng và tiện lợi.
Thứ ba, uy tín của SeABank trong lĩnh vực hoạt động thanh toán quốc tế được nâng cao
Năm 2004 SeABank mới chính thức được cấp phép hoạt động ngoại hối. Tuy hoạt động thanh toán quốc tế của SeABank còn non trẻ nhưng có thể thấy trong những năm qua hoạt động thanh toán quốc tế đã tăng dần cả về số lượng và doanh số. Điều này chứng tỏ uy tín của SeABank trong hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng được nâng cao. Từ chỗ chưa được các đối tác nước ngoài biết đến và các nhà nhập khẩu Việt Nam hầu như đều bị phía nước ngoài yêu cầu phải mở và thanh toán L/C thông qua Vietcombank, Agribank, Eximbank...thi nay mức độ tín nhiệm của SeABank đã tăng lên rất nhiều. Nhiều đối tác nước ngoài đã lựa chọn SeABank làm ngân hàng thông báo cũng như nhiều L/C có giá trị lớn được phát hành tại SeABank. Chẳng hạn như giao dịch L/C nhập khẩu hệ thống dây chuyền sản xuất khí sinh học etanol Công ty hóa dầu Việt Nam (PVB) hay giao dịch L/C nhập khẩu tàu thủy đóng mới, nguyên chiếc của Công ty Quản lý Tài sản Á Châu,.
mạng lưới quan hệ đại lý ngày càng được mở rộng với hơn 300 ngân hàng trên thế giới và các chi nhánh của họ ở nhiều quốc gia, đồng thời tận dụng mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp thế giới của đối tác chiến lược - ngân hàng Société Générale. Điều này đã tạo điều kiện cho các giao dịch L/C được tiến hành dễ dàng, thuận lợi và nhanh chóng hơn.
Thứ tư, xây dựng và hoàn thiện bộ quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế khá đầy đủ, tương đối hoàn chỉnh và đồng bộ
Song song với việc áp dụng mô hình thanh toán mới, mô hình thanh toán tập trung, phòng TTQT-TTTT đã cho ra đời bộ quy trình thanh toán quốc tế khá đầy đủ, bao gồm: quy trình chuyển tiền và quy trình tài trợ thương mại ở cả Chi nhánh và Phòng TTQT-TTTT Hội sở chính. Bộ quy trình này đã được những cán bộ có thâm niên và kinh nghiệm của phòng TTQT-TTTT dày công xây dựng. Việc ban hành bộ quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế hoàn toàn tuân thủ theo quy tắc, thông lệ quốc tế, phù hợp với mô hình tổ chức của SeABank và không trái với pháp luật Việt Nam. Bộ quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc theo mô hình thanh toán tập trung chính là cẩm nang và cơ sở pháp lý cho các cán bộ ở chi nhánh cũng như ở phòng TTQT-TTTT thực hiện, nhằm đảm bảo hoạt động thanh toán tế tại SeABank được vận hành một cách thông suốt, chính xác, an toàn và hiệu quả.
Thứ năm, SeABank luôn thực hiện đúng những nghĩa vụ cam kết, phù hợp với luật pháp Việt nam và các thông lệ quốc tế
Phòng TTQT - TTTT SeABank luôn thực hiện đúng những nghĩa vụ cam kết, phù hợp với luật pháp Việt Nam và các thông lệ quốc tế, đồng thời tuân thủ chặt chẽ với những quy trình và quy định của SeABank, đảm bảo mở và thanh toán L/C nhanh, đúng hạn và chính xác, tăng cường uy tín của SeABank với khách hàng trong nước cũng như các đối tác nước ngoài.
từ tại SeABank những năm vừa qua là đáng khích lệ, góp phần quan trọng trong sự phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của SeABank nói riêng và sự phát triển của SeABank nói chung, từ đó góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước, phục vụ đắc lực cho chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Tuy vậy, việc áp dụng phương thức thanh toán này của SeABank cũng không tránh khỏi những hạn chế, bất cấp nhất định, đòi hỏi cần phải hoàn thiện hơn.
2.3.2. Những mặt còn tồn tại
Thứ nhất, quy mô hoạt động thanh toán quốc tế của SeBank còn nhỏ bé chưa tương xứng với tiềm năng
Trong những năm vừa qua quy mô của hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng được mở rộng, chất lượng dịch vụ càng ngày nâng cao, đặc biệt là trong năm 2010. Tuy nhiên, quy mô hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng còn nhỏ bé, chưa tương xứng với tiềm năng là một ngân hàng bán lẻ hàng đầu, là một trong 8 ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất hiện nay. Trong năm 2010 - năm được xem là hoạt động TTQT phát triển nhất - thì trung bình mỗi ngày làm việc cũng chỉ có hơn 4 giao dịch cả L/C xuất khẩu và nhập khẩu, trị giá trung bình mỗi giao dịch là 254 nghìn USD. Sỡ dĩ như vậy là do:
Thứ nhất, hoạt động thanh toán quốc tế tại SeABank còn khá non trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thanh toán quốc tế.
Thứ hai, lượng khách hàng giao dịch về giao dịch TTQT thường xuyên chưa nhiều. Khách hàng của SeABank chủ yếu là khách hàng truyền thống và đặc biệt ở khu vực miền Bắc. Còn khách hàng ở khu vực miền Nam cũng như khách hàng ở Khu công nghiệp, Khu kinh tế mở và các cụm công nghiệp SeABank vẫn chưa thu hút được nhiều. Lượng khách hàng này rất tiềm năng trong việc phát triển hoạt động TTQT của SeABank cũng như các sản phẩm
dịch vụ khác.
Thứ hai, hoạt động thanh toán quốc tế tại SeABank tồn tại hiện tượng mất cân đối trong thanh toán L/C xuất khẩu và nhập khẩu
Trong thời gian qua số lượng khách hàng thực hiện thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại SeABank có tăng nhưng đa số là các giao dịch L/C nhập khẩu, các khách hàng xuất khẩu còn ít đã tạo áp lực làm khan hiếm nguồn ngoại tệ thanh toán tại SeABank, đặc biệt là đồng đô la Mỹ (USD). Nguồn cung ngoại tệ tại SeABank cũng giống như hầu hết các ngân hàng khác, chủ yếu phụ thuộc vào nguồn thanh toán xuất khẩu, trong khi doanh số thanh toán hàng nhập khẩu chiếm tới gần 50% tổng doanh số thanh toán, nhu cầu ngoại tệ lớn, cung không đủ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng dẫn đến tình trạng khan hiếm ngoại tệ. Vì vậy, để đảm bảo nhu cầu thanh toán cho khách hàng, SeABank phải tìm mua ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng tỷ giá cao. Do đó, tỷ giá bán ngoại tệ của SeABank cho các khách hàng cũng cao tương ứng và không đủ để đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng. Chính vì vậy, tỷ giá ngoại tệ cao là một nhân tố chưa khuyến khích được hoạt động thanh toán quốc tế tại SeABank phát triển. Để giải quyết sự thiếu hụt ngoại tệ này, đòi hỏi SeABank cần phải có chính sách cụ thể và ưu đãi để thu hút khách hàng xuất khẩu.
Thứ ba, tốc độ chu chuyển thanh toán còn chậm
Thời gian kiểm tra và xử lý chứng từ thanh toán tại SeABank còn chậm, qua nhiều khâu trung gian và cấp duyệt. Để một thư tín dụng được phát hành ra nước ngoài, tại chi nhánh cần phải qua các khâu như xem xét cho vay và thẩm định khách hàng (đối với thư tín dụng mở bằng vốn vay), thu xếp ngoại tệ cho khách hàng (đối với thư tín dụng có yêu cầu ký quỹ), ... trước khi chuyển hồ sơ lên phòng TTQT-TTTT xử lý. Tại phòng TTQT-TTTT, để một bức điện được đẩy ra khỏi hệ thống đều phải qua 4 khâu xử lý: (1) TTV nhập
liệu trên hệ thống T24 - (2) Kiểm soán viên duyệt điện cấp 1 - (3) Trưởng/phó phòng TTQT duyệt điện cấp 2 - (4) Giám đốc TTTT là người cuối cùng đẩy điện ra khỏi hệ thống Swift. Vì vậy, khi quá trình phát hành thư tín dụng bị ùn tắc ở một trong những khâu này, L/C của khách hàng phát hành bị chậm, có thể dẫn đến việc đối tác nước ngoài tăng giá hàng hóa hay hủy hợp đồng.
Bên cạnh đó, hiện nay phòng TTQT-TTTT đang thực hiện mô hình thanh toán tập trung nên bộ chứng từ sẽ yêu cầu ngân hàng nước ngoài chuyển thẳng về phòng TTQT-TTTT Hội sở chính để kiểm tra và xử lý trước khi chuyển cho Chi nhánh và khách hàng. Sau khi nhận được bộ chứng từ nhập khẩu từ phòng hành chính chuyển lên, phòng TTQT-TTTT tiến hành kiểm tra tình trạng bộ chứng từ qua 3 bước: Chuyên viên TTQT, Kiểm soát viên, Trưởng/phó phòng TTQT-TTTT. Bộ chứng từ sẽ được chuyển cho chi nhánh sau khi nhận được xác nhận của chi nhánh về việc gửi chứng từ. Việc xử lý qua nhiều công đoạn, trong nhiều trường hợp, đã làm ảnh hưởng đến việc thanh toán và lấy hàng của khách hàng, đặc biệt là đối với những khách hàng của những chi nhánh ở xa khu vực Hà Nội. Nếu không thông báo sớm về tình trạng bộ chứng từ (đặc biệt là đối với bộ chứng từ phù hợp), khách hàng không kịp thu xếp nguồn tiền để thanh toán thì sẽ làm ảnh hưởng việc thanh toán cho ngân hàng nước ngoài từ đó ảnh hưởng đến uy tín của SeABank. Hoặc, trong nhiều trường hợp, hàng hóa đã về trước, khi bộ chứng từ về khách hàng muốn lấy ngay chứng từ để đi nhận hàng nhưng khi bộ chứng từ về vẫn phải 3 bước kiểm tra tại phòng TTQT-TTTT và bộ chứng từ chỉ được gửi khi có sự xác nhận bằng văn bản của chi nhánh về việc gửi chứng từ cho chi nhánh. Điều này khiến khách hàng phải chịu các phí phát sinh thêm như: chi phí lưu kho, lưu bãi, chi phí thuê container,...
các giao dịch L/C phức tạp, đặc biệt như: L/C chuyển nhượng, L/C tuần hoàn, L/C giáp lưng,...
Hiện nay, khách hàng thực hiện các giao dịch L/C ở SeABank thường là các giao dịch L/C đơn giản như L/C trả ngay, L/C trả chậm mà hầu như chưa phát sinh nhiều các giao dịch L/C phức tạp như: L/C tuần hoàn, L/C giáp lưng, L/C đối ứng... Các giao dịch L/C xác nhận, L/C chuyển nhượng,.. .cũng không nhiều. Các L/C như L/C chuyển nhượng cũng chỉ dừng lại ở việc phát hành hoặc thông báo L/C chuyển nhượng tới khách hàng, còn giao dịch chuyển nhượng thực sự lại không diễn ra. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do trên thực tế lượng phát sinh những giao dịch này còn ít, hình thức thanh toán tương đối mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Sự hiểu biết về kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương còn hạn chế, khả năng đàm phán hợp đồng với các đối tác nước ngoài còn yếu nên các doanh nghiệp thường tìm cách biến tướng sang những hình thức thanh toán khác đơn giản hơn. Về phía ngân hàng, tuy rằng các hình thức này không còn quá mới mẻ nhưng việc áp dụng các loại L/C đặc biệt này đôi khi mang lại rủi ro cao, kỹ thuật thực hiện tương đối phức tạp, trách nhiệm của ngân hàng trong nhiều trường hợp sẽ lớn hơn. Mặt khác, khi các doanh nghiệp có phát sinh những giao dịch L/C phức tạp như vậy thì họ thường tìm đến những ngân hàng có bề dày kinh nghiệm trong hoạt động thanh toán quốc tế như Vietcombank, Eximbank,.
Thứ năm, hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng