Những mặt còn tồn tại

Một phần của tài liệu 0066 giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHTM CP đông nam á luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 91 - 95)

Thứ nhất, quy mô hoạt động thanh toán quốc tế của SeBank còn nhỏ bé chưa tương xứng với tiềm năng

Trong những năm vừa qua quy mô của hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng được mở rộng, chất lượng dịch vụ càng ngày nâng cao, đặc biệt là trong năm 2010. Tuy nhiên, quy mô hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng còn nhỏ bé, chưa tương xứng với tiềm năng là một ngân hàng bán lẻ hàng đầu, là một trong 8 ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất hiện nay. Trong năm 2010 - năm được xem là hoạt động TTQT phát triển nhất - thì trung bình mỗi ngày làm việc cũng chỉ có hơn 4 giao dịch cả L/C xuất khẩu và nhập khẩu, trị giá trung bình mỗi giao dịch là 254 nghìn USD. Sỡ dĩ như vậy là do:

Thứ nhất, hoạt động thanh toán quốc tế tại SeABank còn khá non trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thanh toán quốc tế.

Thứ hai, lượng khách hàng giao dịch về giao dịch TTQT thường xuyên chưa nhiều. Khách hàng của SeABank chủ yếu là khách hàng truyền thống và đặc biệt ở khu vực miền Bắc. Còn khách hàng ở khu vực miền Nam cũng như khách hàng ở Khu công nghiệp, Khu kinh tế mở và các cụm công nghiệp SeABank vẫn chưa thu hút được nhiều. Lượng khách hàng này rất tiềm năng trong việc phát triển hoạt động TTQT của SeABank cũng như các sản phẩm

dịch vụ khác.

Thứ hai, hoạt động thanh toán quốc tế tại SeABank tồn tại hiện tượng mất cân đối trong thanh toán L/C xuất khẩu và nhập khẩu

Trong thời gian qua số lượng khách hàng thực hiện thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại SeABank có tăng nhưng đa số là các giao dịch L/C nhập khẩu, các khách hàng xuất khẩu còn ít đã tạo áp lực làm khan hiếm nguồn ngoại tệ thanh toán tại SeABank, đặc biệt là đồng đô la Mỹ (USD). Nguồn cung ngoại tệ tại SeABank cũng giống như hầu hết các ngân hàng khác, chủ yếu phụ thuộc vào nguồn thanh toán xuất khẩu, trong khi doanh số thanh toán hàng nhập khẩu chiếm tới gần 50% tổng doanh số thanh toán, nhu cầu ngoại tệ lớn, cung không đủ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng dẫn đến tình trạng khan hiếm ngoại tệ. Vì vậy, để đảm bảo nhu cầu thanh toán cho khách hàng, SeABank phải tìm mua ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng tỷ giá cao. Do đó, tỷ giá bán ngoại tệ của SeABank cho các khách hàng cũng cao tương ứng và không đủ để đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng. Chính vì vậy, tỷ giá ngoại tệ cao là một nhân tố chưa khuyến khích được hoạt động thanh toán quốc tế tại SeABank phát triển. Để giải quyết sự thiếu hụt ngoại tệ này, đòi hỏi SeABank cần phải có chính sách cụ thể và ưu đãi để thu hút khách hàng xuất khẩu.

Thứ ba, tốc độ chu chuyển thanh toán còn chậm

Thời gian kiểm tra và xử lý chứng từ thanh toán tại SeABank còn chậm, qua nhiều khâu trung gian và cấp duyệt. Để một thư tín dụng được phát hành ra nước ngoài, tại chi nhánh cần phải qua các khâu như xem xét cho vay và thẩm định khách hàng (đối với thư tín dụng mở bằng vốn vay), thu xếp ngoại tệ cho khách hàng (đối với thư tín dụng có yêu cầu ký quỹ), ... trước khi chuyển hồ sơ lên phòng TTQT-TTTT xử lý. Tại phòng TTQT-TTTT, để một bức điện được đẩy ra khỏi hệ thống đều phải qua 4 khâu xử lý: (1) TTV nhập

liệu trên hệ thống T24 - (2) Kiểm soán viên duyệt điện cấp 1 - (3) Trưởng/phó phòng TTQT duyệt điện cấp 2 - (4) Giám đốc TTTT là người cuối cùng đẩy điện ra khỏi hệ thống Swift. Vì vậy, khi quá trình phát hành thư tín dụng bị ùn tắc ở một trong những khâu này, L/C của khách hàng phát hành bị chậm, có thể dẫn đến việc đối tác nước ngoài tăng giá hàng hóa hay hủy hợp đồng.

Bên cạnh đó, hiện nay phòng TTQT-TTTT đang thực hiện mô hình thanh toán tập trung nên bộ chứng từ sẽ yêu cầu ngân hàng nước ngoài chuyển thẳng về phòng TTQT-TTTT Hội sở chính để kiểm tra và xử lý trước khi chuyển cho Chi nhánh và khách hàng. Sau khi nhận được bộ chứng từ nhập khẩu từ phòng hành chính chuyển lên, phòng TTQT-TTTT tiến hành kiểm tra tình trạng bộ chứng từ qua 3 bước: Chuyên viên TTQT, Kiểm soát viên, Trưởng/phó phòng TTQT-TTTT. Bộ chứng từ sẽ được chuyển cho chi nhánh sau khi nhận được xác nhận của chi nhánh về việc gửi chứng từ. Việc xử lý qua nhiều công đoạn, trong nhiều trường hợp, đã làm ảnh hưởng đến việc thanh toán và lấy hàng của khách hàng, đặc biệt là đối với những khách hàng của những chi nhánh ở xa khu vực Hà Nội. Nếu không thông báo sớm về tình trạng bộ chứng từ (đặc biệt là đối với bộ chứng từ phù hợp), khách hàng không kịp thu xếp nguồn tiền để thanh toán thì sẽ làm ảnh hưởng việc thanh toán cho ngân hàng nước ngoài từ đó ảnh hưởng đến uy tín của SeABank. Hoặc, trong nhiều trường hợp, hàng hóa đã về trước, khi bộ chứng từ về khách hàng muốn lấy ngay chứng từ để đi nhận hàng nhưng khi bộ chứng từ về vẫn phải 3 bước kiểm tra tại phòng TTQT-TTTT và bộ chứng từ chỉ được gửi khi có sự xác nhận bằng văn bản của chi nhánh về việc gửi chứng từ cho chi nhánh. Điều này khiến khách hàng phải chịu các phí phát sinh thêm như: chi phí lưu kho, lưu bãi, chi phí thuê container,...

các giao dịch L/C phức tạp, đặc biệt như: L/C chuyển nhượng, L/C tuần hoàn, L/C giáp lưng,...

Hiện nay, khách hàng thực hiện các giao dịch L/C ở SeABank thường là các giao dịch L/C đơn giản như L/C trả ngay, L/C trả chậm mà hầu như chưa phát sinh nhiều các giao dịch L/C phức tạp như: L/C tuần hoàn, L/C giáp lưng, L/C đối ứng... Các giao dịch L/C xác nhận, L/C chuyển nhượng,.. .cũng không nhiều. Các L/C như L/C chuyển nhượng cũng chỉ dừng lại ở việc phát hành hoặc thông báo L/C chuyển nhượng tới khách hàng, còn giao dịch chuyển nhượng thực sự lại không diễn ra. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do trên thực tế lượng phát sinh những giao dịch này còn ít, hình thức thanh toán tương đối mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Sự hiểu biết về kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương còn hạn chế, khả năng đàm phán hợp đồng với các đối tác nước ngoài còn yếu nên các doanh nghiệp thường tìm cách biến tướng sang những hình thức thanh toán khác đơn giản hơn. Về phía ngân hàng, tuy rằng các hình thức này không còn quá mới mẻ nhưng việc áp dụng các loại L/C đặc biệt này đôi khi mang lại rủi ro cao, kỹ thuật thực hiện tương đối phức tạp, trách nhiệm của ngân hàng trong nhiều trường hợp sẽ lớn hơn. Mặt khác, khi các doanh nghiệp có phát sinh những giao dịch L/C phức tạp như vậy thì họ thường tìm đến những ngân hàng có bề dày kinh nghiệm trong hoạt động thanh toán quốc tế như Vietcombank, Eximbank,.

Thứ năm, hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của SeABank còn tiềm ẩn nhiều rủi ro

Đối với L/C nhập khẩu, ngân hàng thường thiếu ngoại tệ và bị động nguồn ngoại tệ cung ứng cho khách hàng có nhu cầu mua ngoại tệ để thanh toán, nhất là khi có sự biến động lớn về tỷ giá giữa USD và VND. Vì vậy, nhiều trường hợp tuy chưa phát sinh nợ quá hạn với nước ngoài nhưng SeABank chưa cân đối kịp thời nguồn ngoại tệ để thanh toán dẫn đến thanh

toán chậm, phải chịu lãi phạt trả chậm (dù đây không phải là trường hợp phổ biến), làm giảm lòng tin của đối tác. Hoặc, trong những trường hợp hàng hóa nhập khẩu từ các nước như Mỹ, Châu Âu,... bộ chứng từ thường về trước hàng hóa, nếu tình trạng bộ chứng từ là phù hợp thì khách hàng phải thu xếp nguồn tiền để thanh toán ngay cho ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên, khách hàng thường trì hoãn thanh toán với lý do hàng hóa chưa về, gây chậm trễ thanh toán và ảnh hưởng đển uy tín của SeABank đối với ngân hàng nước ngoài.

Đối với L/C xuất khẩu, trong phương thức tín dụng chứng từ thì sự phù hợp của các chứng từ với nhau và với quy định của L/C có ý nghĩa quyết định. Điều đó liên quan đến trách nhiệm phải thanh toán của ngân hàng phát hành đối với bộ chứng từ phù hợp hoặc sự miễn trách nếu bộ chứng từ có sai sót. Thực tế cho thấy, phần lớn các chứng từ hàng xuất của doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp xuất trình qua SeABank nói riêng thường có nhiều sai sót, vì vậy khả năng bị ngân hàng nước ngoài từ chối còn cao. Trong thực tiễn thực hiện nghiệp vụ thanh toán xuất khẩu bằng L/C, ngân hàng đã gặp một số trường hợp L/C không được thanh toán đúng hạn hoặc thậm chí bị từ chối thanh toán. Lý do là người xuất khẩu tuy đã được nhắc nhở nhưng đã không xuất trình bộ chứng từ đúng hạn, xuất trình muộn so với quy định của L/C. Chứng từ khách hàng lập còn nhiều sai sót, khả năng kiểm soát của các cán bộ phòng TTQT-TTTT chưa cao, chưa tuân thủ những điều kiện và điều khoản quy định của L/C.

Một phần của tài liệu 0066 giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHTM CP đông nam á luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 91 - 95)