quốc gia
Thanh toán xuất nhập khẩu L/C được các ngân hàng trên thế giới thực hiện trên cơ sở thông lệ và tập quán quốc tế (UCP, ISBP,...). Nhưng UCP, ISBP,... lại chỉ là văn bản quy phạm pháp luật tùy ý, trong khi đó, giao dịch L/C còn bị điều chỉnh bởi hệ thống luật pháp quốc gia và quốc tế. Các hệ thống pháp luật này đã tạo lập hành lang pháp lý cho hoạt động thương mại quốc tế và giao dịch L/C. Công ước quốc tế, thông lệ và tập quán quốc tế áp dụng toàn cầu, còn luật quốc gia chỉ áp dụng trong một nước. Theo tính chất
pháp lý giảm dần, thứ tự các nguồn luật như sau:
(1) Công ước quốc tế (Công ước Liên hợp quốc về Hợp đồng mua bán quốc tế, Công ước Geneve 1930 về Luật thống nhất về hối phiếu, Công ước Liên hợp quốc về hối phiếu và lệnh phiếu quốc tế,...)
(2) Các hiệp định song phương và đa phương
(3) Luật quốc gia (Bộ Luật dân sự, Luật thương mại, Luật ngoại hối, Luật các công cụ chuyển nhượng,.)
(4) Thông lệ và tập quán quốc tế (UCP, ISBP,.)
Như vậy, nếu có sự mâu thuẫn giữa các nguồn luật thì Công ước quốc tế, các hiệp định song phương và đa phương sẽ ưu tiên vượt lên trên về tính chất pháp lý đối với luật quốc gia; Luật quốc gia sẽ được ưu tiên vượt lên trên về tính pháp lý đối với thông lệ và tập quán quốc tế. Chẳng hạn, khi nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ hoàn hảo, NHPH phải có trách nhiệm thanh toán L/C vô điều kiện cho người thụ hưởng. Tuy nhiên, người yêu cầu mở L/C biết rõ là hàng hóa không được giao, bộ chứng từ xuất trình là giả mạo. Người mua kháng nghị, yêu cầu ngân hàng không thanh toán và đưa sự việc ra tòa án địa phương can thiệp. Lúc này, nếu tòa án địa phương phán quyết là yêu cầu ngân hàng đình chỉ việc thanh toán thì ngân hàng sẽ phải thực hiện theo lệnh của tòa án là ngừng việc thanh toán L/C mặc dù bộ chứng từ xuất trình hoàn hảo. Như vậy, có thể nói phán quyết của tòa án địa phương đã vượt lên trên UCP về mặt pháp lý.
1.4. KINH NGHIỆM TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TÊ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA CÁC NGÂN HÀNG TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
1.4.1. Kinh nghiệm về hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại các ngân hàng trong và ngoài nước
Thành lập ngày 01/04/1963, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được Nhà nước xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt. Ngân hàng ngoại thương Việt Nam luôn giữ vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, với uy tín trong các lĩnh vực ngân hàng bán buôn, kinh doanh vốn, tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động ngân hàng.
Hoạt động của Vietcombank được hỗ trợ bởi mạng lưới giao dịch quốc tế lớn nhất trong số các ngân hàng Việt Nam với trên 1300 ngân hàng đại lý tại 90 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bên cạnh các hoạt động kinh doanh, Vietcombank còn tích cực tham gia các hiệp hội ngành nghề như Hiệp hội Ngân hàng Châu Á, Asean Pacific Banker’s Club và là một trong những thành viên đầu tiên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.
Tại Việt Nam, Vietcombank có quan hệ với tất cả các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng và văn phòng đại diện hoạt động tại Việt Nam. Ngân hàng luôn chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghệ, dịch vụ ngân hàng điện tử là một trong những ứng dụng công nghệ hiện đại của Vietcombank. Đặc biệt, để hỗ trợ cho hoạt động TTQT, Vietcombank đã đầu tư hệ thống công nghệ cho phép tập trung hóa và vi tính hóa mọi thông tin và xử lý giao dịch cho khách hàng. Đây là một lợi thế rất quan trọng và riêng có để Vietcombank có thể đáp ứng các nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất cho khách hàng của mình.
1.4.1.2. HSBC - Hongkong and Shanghai Banking Corporation
Tập đoàn HSBC là một trong những tổ chức dịch vụ tài chính và ngân hàng lớn nhất trên thế giới với các chi nhánh tại Châu Âu, Châu Á Thái Bình Dương, Châu Mỹ, Trung Đông và Châu Phi. HSBC định vị thương hiệu của mình qua thông điệp ‘Ngân hàng toàn cầu am hiểu địa phương’. Với trụ sở chính tại Luân Đôn, tập đoàn HSBC có khoảng 8.000 văn phòng tại 88 quốc
gia và vùng lãnh thổ. Tống giá trị tài sản của Tập đoàn là 2.364 tỷ đô la Mỹ tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2009. Chính mạng lưới đại lý rộng khắp toàn cầu và nguồn vốn lớn đã tạo một thế mạnh về hoạt động TTQT nói chung và hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng của HSBC.
HSBC là một trong những ngân hàng nước ngoài mở văn phòng hoạt động sớm nhất tại Việt Nam. Trong quá trình đó, HSBC dần củng cố mối quan hệ và thị phần của mình ở Việt Nam thông qua các văn phòng đại diện ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 01 tháng 01 năm 2009, HSBC chính thức đưa ngân hàng con đi vào hoạt động, trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên đưa ngân hàng con đi vào hoạt động tại Việt Nam sau khi nhận giấy phép của Ngân hàng Nhà nước để thành lập Ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam vào tháng 09 năm 2008 với tên gọi Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam). Hiện tại, HSBC là ngân hàng nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam xét về vốn đầu tư, mạng lưới, chủng loại sản phẩm, số lượng nhân viên và khách hàng.
HSBC là một trong những ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực TTQT, cung cấp cho doanh nghiệp với mọi quy mô hoạt động từ những sản phẩm truyền thống đến việc đi đầu trong những sáng tạo về hoạt động mới. HSBC là ngân hàng nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam thực hiện thanh toán giao dịch bằng đồng Nhân dân tệ (CNY). Bên cạnh đó, ngân hàng HSBC luôn đi đầu trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ, thực hiện những nghiệp vụ còn mới mẻ đối với các ngân hàng Việt Nam như: quyền chọn, giao dịch tương lai, hoán đổi..., luôn tiên phong trong việc cung cấp các sản phẩm mang tính đột phá, sáng tạo để đáp ứng như cầu khách hàng. HSBC cũng là ngân hàng đầu tiên được phép kinh doanh tiền gửi ngoại tệ lãi suất cao và chứng chỉ tiền gửi đô la Mỹ, mang đến cho khách hàng những công cụ tài chính có khả năng sinh lời cao hơn so với các loại tiền gửi thông thường. Chính hoạt động kinh doanh ngoại hối
phát triển, nguồn ngoại tệ dồi dào đã tạo điều kiện cho hoạt động TTQT của HSBC phát triển.
Vị trí dẫn đầu của HSBC được khẳng định qua các giải thưởng quốc tế như: Ngân hàng nước ngoài tốt nhất Việt Nam 2006, 2007, 2008, 2009 do tạp chí FinanceAsia bình chọn. Ngân hàng tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam 2008, 2009 do Asset Triple A bình chọn. Ngân hàng nước ngoài cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam 2006, 2007 do tạp chí Asiamoney bình chọn... và các giải thưởng khác nữa.
1.4.2. Bài học rút ra đối với Ngân hàng TMCP Đông Nam Á
Qua việc nghiêm cứu kinh nghiệm của các ngân hàng trong và ngoài nước, có thể rút ra một số kinh nghiệm cho việc hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại SeABank như sau:
Thứ nhất, xây dựng chiến lược phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ, xác định được nhu cầu tiềm năng, hiện tại và tương lai, xác định đúng vị trí và được đầu tư đúng mức.
Thứ hai, học tập các ngân hàng đi đầu về dịch vụ TTQT, SeABank cần phải phát triển công nghệ giao dịch hiện đại áp dụng trong giao dịch thanh toán tín dụng chứng từ.
Thứ ba, tiếp tục mở rộng hệ thống chi nhánh, quan hệ đại lý ở trong và ngoài nước để thuận tiện cho hoạt động TTQT nói chung và hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng.
Thứ tư, không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút khách hàng, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ TTQT đặc biệt là các sản phẩm về L/C xuất khẩu để phục vụ tốt hơn như cầu của khách hàng.
Thứ năm, tiếp tục học hỏi và tận dụng công nghệ quản lý, kinh nghiệm trong thanh toán quốc tế của cổ đông chiến lược nước ngoài - tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu Châu Âu Société Générale.
Kết luận chương 1
Tóm lại, các vấn đề nghiên cứu trong chương 1 đã tập trung làm rõ vấn đề tổng quan về TTQT cũng như hoạt động TTQT quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ. Đặc biệt, trong chương 1 đã thể hiện rõ quy trình nghiệp vụ L/C, cơ sở pháp lý và kinh nghiệm của các ngân hàng trong và ngoài nước trong hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ.
Từ những lý luận chung đã đề cập ở chương 1, chương 2 sẽ đi sâu phân tích thực trạng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á, từ đó đưa ra những đánh giá về những kết quả đã đạt được, những tồn tại cần khắc phục và nêu ra những nguyên nhân của những tồn tại đó.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG THƯ CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG
TMCP ĐÔNG NAM Á
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á 2.1.1. Lịch sử hình thành
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) được thành lập năm 1994 và là một trong những Ngân hàng TMCP có mặt sớm nhất và nằm trong 10 ngân hàng lớn nhất Việt Nam. Hiện tại SeABank có vốn điều lệ 5.335 tỷ đồng, trong đó đối tác chiếc lược nước ngoài Société Générale sở hữu 20% cổ phần, là một trong tám ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất, được xếp hạng 300/500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và 85/500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam và 44/1000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập lớn nhất Việt Nam giai đoạn 2007-2010.
Kể từ ngày thành lập đến nay, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, hoàn thiện và đạt được nhiều thành công nhất định. SeABank đã không ngừng nỗ lực hoàn thiện để phát triển cùng nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hội nhập với mong muốn trở thành một tập đoàn Ngân hàng bán lẻ đa năng, hiện đại. Việc đổi mới luôn là chiến lược ưu tiên hàng đầu của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á.
Năm 1994, Ngân hàng được thành lập dưới tên giao dịch là Ngân hàng TMCP Hải Phòng tại thành phố Hải Phòng và đến tháng 9 năm 2002 chính thức đổi tên giao dịch như hiện nay (Ngân hàng TMCP Đông Nam Á). Từ năm 2002, SeABank đã thực hiện kế hoạch tái cơ cấu Ngân hàng với những định hướng rất rõ ràng về tài chính, nhân lực và công nghệ...
0 8 8 5
hiện rõ nét chiến lược trở thành một ngân hàng bán lẻ hàng đầu, khi cùng lúc triển khai thành công giai đoạn 1 phần mềm quản trị ngân hàng T24 của hãng Temenos Thụy Sỹ và ký kết Hợp đồng Hợp tác và Hỗ trợ kỹ thuật toàn diện với cổ đông chiến lược trong nước là Công ty Thông tin Di động MS - MobiFone.
Năm 2008, tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu Châu Âu với 147 năm kinh nghiệm là Société Générale đã mua 20% vốn cổ phần của SeABank và trở thành cổ đông chiến lược nước ngoài của SeABank. Việc hợp tác đầu tư vào SeABank là hoạt động đầu tư đầu tiên của Société Générale tại Châu Á. Société Générale đã cử các chuyên gia cao cấp từ Trụ sở chính tại Paris (Pháp) sang trực tiếp làm việc và hỗ trợ SeABank trong tất cả các hoạt động hàng ngày của ngân hàng như cơ cấu nhân sự, quản trị rủi ro, phát triển mạng lưới, xây dựng mô hình ngân hàng bán lẻ, hướng tới mục tiêu đưa SeABank trở thành ngân hàng bán lẻ tiêu biểu tại Việt Nam.
Cuối năm 2009 đầu năm 2010, Trụ sở Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - SeABank chính thức chuyển địa điểm về 25 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, đánh dấu bước “chuyển mình” tất yếu và toàn diện của SeABank, từ “định hướng kinh doanh mới” đến “diện mạo mới” và “phong cách mới” với việc triển khai chiến lược ngân hàng bán lẻ, hướng tới đối tượng khách hàng mục tiêu là cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh hội sở mới, trong thời gian này SeABank cũng chính thức công bố bộ nhận diện thương hiệu mới. SeABank đang từng bước chuyển mình để đem đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất, đồng thời “kết nối” khách hàng tới một cuộc sống vật chất đầy đủ, sung túc hơn, đó là ý nghĩa của slogan “kết nối giá trị cuộc sống”.
Với những thành tựu đạt được thời gian qua, SeABank không ngừng hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ và ngày một khẳng định sự phát triển ổn
định và bền vững, hướng tới mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ tiêu biểu tại Việt Nam. Hình ảnh về một ngân hàng hiện đại, tăng trưởng bền vững, luôn vì lợi ích của khách hàng đã từng bước được công nhận bởi những khách hàng của ngân hàng Đông Nam Á.
2.1.2. Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Đông Nam ÁKết quả kinh doanh của SeABank trong những năm qua: Kết quả kinh doanh của SeABank trong những năm qua:
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu tài chính của SeABank các năm 2007 - 2010
Tổng huy động 20.24 9 16.73 0 24.64 4 39.68 5
Lợi nhuận (trước thuế) 408,7 5 238,1 9 600,3 2 828,6 3
Huy động vốn là một công tác quan trọng, luôn được chú trọng tại SeABank. Cùng với những chương trình khuyến mại, các chính sách lãi suất linh hoạt, công tác huy động vốn của Ngân hàng trong các năm qua đã thu được những thành quả nhất định.
Ngoài các loại huy động truyền thống như huy động tiết kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi các tổ chức kinh tế, dân cư... để đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, SeABank có những sản phẩm dịch vụ thiết kế riêng cho từng nhóm khách hàng. Đặc biệt trong năm 2010 thì Ngân hàng cũng đã có những điều chỉnh linh hoạt về lãi suất để phù hợp với tình hình diễn biến lãi suất trên thị trường. Căn cứ vào nhu cầu vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh trên thị trường để đưa ra các hình thức huy động phong phú, hấp
■ Tổng huy động vốn Tổng dư nợ
dẫn người gửi với những kỳ hạn hợp lý.
Hình 2.1: Tổng huy động vốn và tổng dư nợ của SeABank qua các năm 2007 - 2010 Đơn vị: Tỷ đồng 30,000 25,000 20,000 15,000 10,000 5,000 0
(Nguồn: Báo cáo thường niên SeABank qua các năm 2007-2008-2009-2010)
2.1.2.2 Hoạt động tín dụng
Xác định tầm quan trọng của công tác tín dụng trong hoạt động Ngân hàng, trọng tâm của công tác tín dụng năm 2010 của SeABank là phân đoạn thị trường các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các khách hàng cá nhân có nhu cầu sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Đây là nhóm khách hàng phù hợp với năng lực cũng như khả năng đáp ứng của SeABank. Hoạt động tín dụng của SeABank tăng trưởng mạnh mẽ nhưng chất lượng tín dụng vẫn đang được kiểm soát chặt chẽ.
Khách hàng cá nhân: Cùng với chiến lược phát triển theo mô hình ngân
hàng bán lẻ, SeABank đã mạnh dạn chuyển đổi mô hình hoạt động tại các điểm giao dịch trên toàn quốc theo đúng tiêu chuẩn của một ngân hàng bán lẻ quốc tế với hệ thống nội - ngoại thất mới hoàn toàn, đội ngũ nhân sự được đào tạo bài bản cùng với quy trình làm việc mới đã tạo được ấn tượng mạnh
mẽ cho các khách hàng đến giao dịch tại SeABank. Tính đến cuối năm 2010, SeABank đã có gần 104.000 khách hàng trên toàn quốc, tăng 171% so với năm 2009. Đặc biệt, số lượng sản phẩm thẻ tăng 255%, tài khoản ngân hàng