Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Đông Na mÁ

Một phần của tài liệu 0066 giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHTM CP đông nam á luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 51 - 62)

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á

2.1.2. Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Đông Na mÁ

Kết quả kinh doanh của SeABank trong những năm qua:

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu tài chính của SeABank các năm 2007 - 2010

Tổng huy động 20.24 9 16.73 0 24.64 4 39.68 5

Lợi nhuận (trước thuế) 408,7 5 238,1 9 600,3 2 828,6 3

Huy động vốn là một công tác quan trọng, luôn được chú trọng tại SeABank. Cùng với những chương trình khuyến mại, các chính sách lãi suất linh hoạt, công tác huy động vốn của Ngân hàng trong các năm qua đã thu được những thành quả nhất định.

Ngoài các loại huy động truyền thống như huy động tiết kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi các tổ chức kinh tế, dân cư... để đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, SeABank có những sản phẩm dịch vụ thiết kế riêng cho từng nhóm khách hàng. Đặc biệt trong năm 2010 thì Ngân hàng cũng đã có những điều chỉnh linh hoạt về lãi suất để phù hợp với tình hình diễn biến lãi suất trên thị trường. Căn cứ vào nhu cầu vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh trên thị trường để đưa ra các hình thức huy động phong phú, hấp

■ Tổng huy động vốn Tổng dư nợ

dẫn người gửi với những kỳ hạn hợp lý.

Hình 2.1: Tổng huy động vốn và tổng dư nợ của SeABank qua các năm 2007 - 2010 Đơn vị: Tỷ đồng 30,000 25,000 20,000 15,000 10,000 5,000 0

(Nguồn: Báo cáo thường niên SeABank qua các năm 2007-2008-2009-2010)

2.1.2.2 Hoạt động tín dụng

Xác định tầm quan trọng của công tác tín dụng trong hoạt động Ngân hàng, trọng tâm của công tác tín dụng năm 2010 của SeABank là phân đoạn thị trường các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các khách hàng cá nhân có nhu cầu sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Đây là nhóm khách hàng phù hợp với năng lực cũng như khả năng đáp ứng của SeABank. Hoạt động tín dụng của SeABank tăng trưởng mạnh mẽ nhưng chất lượng tín dụng vẫn đang được kiểm soát chặt chẽ.

Khách hàng cá nhân: Cùng với chiến lược phát triển theo mô hình ngân

hàng bán lẻ, SeABank đã mạnh dạn chuyển đổi mô hình hoạt động tại các điểm giao dịch trên toàn quốc theo đúng tiêu chuẩn của một ngân hàng bán lẻ quốc tế với hệ thống nội - ngoại thất mới hoàn toàn, đội ngũ nhân sự được đào tạo bài bản cùng với quy trình làm việc mới đã tạo được ấn tượng mạnh

mẽ cho các khách hàng đến giao dịch tại SeABank. Tính đến cuối năm 2010, SeABank đã có gần 104.000 khách hàng trên toàn quốc, tăng 171% so với năm 2009. Đặc biệt, số lượng sản phẩm thẻ tăng 255%, tài khoản ngân hàng điện tử tăng 609%, số món chuyển tiền Western Union tăng 96% so với năm 2009.

Hiện nay SeABank có rất nhiều loại hình sản phẩm cho vay cá nhân sau:

+ Cho vay mua ô tô - SeACar

+ Cho vay khuyến học - SeAStudy

+ Cho vay mua nhà, sửa nhà - SeAHome

+ Cho vay tiêu dùng - SeABuy

+ Cho vay cầm cố giấy tờ có giá

+ Ứng trước tiền bán chứng khoán

+ Cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo - SeAMore

+ Cho vay cầm cố cổ phiếu chưa niêm yết

Khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME): Cùng với chiến lược

đẩy mạnh ngân hàng bán lẻ dành cho cá nhân, các sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) cũng được SeABank chú trọng phát triển. Trên cơ sở nghiên cứu kỹ nhu cầu và năng lực của nhóm khách hàng SMEs, SeABank đã thiết kế các sản phẩm dịch vụ đa dạng, phù hợp với nhu cầu của từng loại hình doanh nghiệp với những mục đích vay cụ thể. Bên cạnh các sản phẩm cho vay truyền thống như Cho vay đầu tư tài sản trung hạn, cho vay đầu tư tài sản dài hạn, chiết khấu bộ chứng từ, tài trợ LC nhập khẩu, xuất khẩu, Hạn mức tín dụng.. .SeABank còn triển khai thêm nhiều sản phẩm dịch vụ mới như Cho vay nhanh mua ô tô doanh nghiệp - SeACar Business, Dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ qua máy EDC, Dịch vụ ngân hàng trực tuyến - SeANet, Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại 24/7 - SeACall

1900 555 587.

Société Générale tại SeABank, ngân hàng đã có những bước tăng trưởng nhanh về số lượng khách hàng, dư nợ tín dụng cũng như huy động. Cùng với sự tăng trưởng của dịch vụ ngân hàng bán lẻ, tỷ trọng dư nợ và huy động giữa bán lẻ và doanh nghiệp của SeABank đã dần cân bằng. Bên cạnh việc tăng trưởng về bán lẻ, SeABank cũng đặc biệt coi trọng việc tiếp cận và nâng cao chất lượng dịch vụ đối với các khách hàng doanh nghiệp lớn.

2.1.2.3 Hoạt động hỗ trợ kinh doanh

* Đẩy mạnh quản lý rủi ro

Trong quá trình phát triển, SeABank luôn coi trọng công tác quản trị rủi ro và được đánh giá là một trong những ngân hàng có tốc độ tăng trưởng ổn định và bền vững nhất trên thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam. Với sự hỗ trợ và điều hành trực tiếp bởi các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm của Société Générale, Khối quản trị rủi ro của ngân hàng đã góp phần lớn vào kiểm soát tăng trưởng tín dụng, hạn chế rủi ro. Ngoài ra, SeABank đã và đang tiếp tục hoàn thiện cơ cấu quản lý rủi ro thông qua việc kiện toàn khối Quản lý rủi ro trực thuộc Tổng Giám đốc. Hệ thống quản lý rủi ro tại các chi nhánh cũng được tăng cường với sự hiện diện của các cán bộ quản lý rủi ro Hội sở trực tiếp làm việc tại chi nhánh, báo cáo trực tiếp lên Giám đốc khối Quản lý rủi ro Hội sở. Đây là tiền đề quan trọng để SeABank tăng cường công tác quản lý rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng, quản lý tăng trưởng tín dụng một cách an toàn và bền vững.

* Phát triển mạng lưới

Thực hiện chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, việc mở rộng mạng lưới hoạt động các chi nhánh, phòng giao dịch ở những khu vực kinh tế năng động trên toàn quốc là chiến lược ưu tiên phát triển của SeABank. Các điểm giao dịch của SeABank tập trung ở các khu đô thị có tốc độ tăng trưởng nhanh, tập trung nhiều doanh nghiệp hoạt động đa dạng, và có tiềm năng lớn

về huy động tiết kiệm, vay vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu dùng cũng sử dụng các dịch vụ ngân hàng khác.

Việc phát triển mạng lưới điểm giao dịch cùng các sản phẩm dịch vụ linh hoạt và ưu đãi của ngân hàng trong thời gian qua đã khẳng định vị thế quy mô của SeABank đối với đông đảo khách hàng trên toàn quốc. Với sự nỗ lực và phối hợp hoạt động nhịp nhàng của các đơn vị chuyên trách và khu vực, tốc độ phát triển mạng lưới của SeABank qua các năm qua đã tăng mạnh, đặc biệt là năm 2010 đã tăng 61% so với năm 2009 với độ bao phủ dân cư tăng gần gấp đôi. Điều này một lần nữa khẳng định nỗ lực của SeABank trong việc đưa ngân hàng đến gần với đông đảo khách hàng tại tất cả các địa bàn trên cả nước.

* Công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin là bộ phận quan trọng trong hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là đối với ngân hàng bán lẻ. SeABank tự hào là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam cập nhật thành công phiên bản mới nhất R08 của phần mềm quản trị lõi ngân hàng T24 Temenos. Phiên bản mới nhất của phần mềm này với các tính năng tiên tiến như hỗ trợ đa máy chủ (multi server), cho phép có thể chạy trên nhiều máy chủ khác nhau, cải thiện đáng kể tốc độ hạch toán và truy xuất thông tin, tăng hiệu suất giao dịch. T24 cho phép thực hiện đồng thời tới 1.000 giao dịch/giây, 110.000 người truy cập cùng lúc (10.000 trực tiếp và 100.000 qua Internet) và quản trị tới 50 triệu tài khoản khách hàng. Thông qua hệ thống T24 Temenos, tất cả các điểm giao dịch của SeABank đều được kết nối trực tiếp với Hội sở và các điểm giao dịch khác trên toàn quốc, đảm bảo các giao dịch nhanh chóng và an toàn tuyệt đối.

Ngoài ra, SeABank cũng là thành viên của SWIFT (Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication), tức là Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng toàn thế giới, đảm bảo phục vụ khách hàng

trên toàn thế giới suốt 24/24 giờ mỗi ngày.

Trên nền tảng những công nghệ hiện đại, SeABank đã, đang và sẽ ban hành nhiều sản phẩm dịch vụ phong phú, đa tiện ích nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng nhanh chóng, an toàn nhất.

* Hoạt động phát triển nguồn nhân lực

Với quan điểm coi nguồn nhân lực là lợi thế cạnh tranh hàng đầu của ngân hàng, SeABank luôn đề cao yếu tố con người, sức mạnh tập thể thông qua chính sách đào tạo và trọng dụng nhân tài. Ban lãnh đạo SeABank đã xây dựng hệ thống chính sách nhân sự tiến bộ, linh hoạt, chế độ đãi ngộ và phúc lợi thỏa đáng, cạnh tranh. Đồng thời SeABank xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp, tạo mọi điều kiện tốt nhất để mỗi cá nhân hoàn thiện kỹ năng chuyên môn và có một lộ trình thăng tiến thỏa đáng. Tính đến 31/12/2010 SeABank có tổng cộng 1.533 cán bộ nhân viên làm việc tại 104 điểm giao dịch trên toàn quốc, trong đó số cán bộ quản lý chiếm 21% tổng cơ cấu nhân sự.

2.1.2.4. Hoạt động thanh toán quốc tế

* Mô hình hoạt động

Bắt đầu từ quý II/2009, SeABank triển khai ‘‘mô hình thanh toán quốc tế tập trung” trong toàn hàng. Nguyên tắc quản lý tập trung của mô hình này là phòng Thanh toán quốc tế thuộc Trung tâm thanh toán Hội sở chính (TTQT-TTTT) là đầu mối quản lý các tài khoản Nostro tại các ngân hàng đại lý, xử lý điện tập trung thông qua hệ thống T24, hệ thống SWIFT và các hệ thống khác, kiểm soát tất cả các giao dịch liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế tại SeABank. Các chi nhánh có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ chuyển tiền, tài trợ thương mại của KH và chuyển hồ sơ cho Phòng thông qua scan hoặc fax hoặc email. Việc soạn điện, kiểm tra điện và duyệt điện sẽ được xử lý tập trung tại phòng TTQT-TTTT.

* Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế

Hoạt động thanh toán quốc tế trong những năm vừa qua đã có những bước tiến đáng kể về mặt số lượng giao dịch cũng như doanh số, đặc biệt là năm 2010, góp phần không nhỏ vào kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế trong những năm qua:

Bảng 2.2: Doanh số và số lượng giao dịch TTQT qua các năm

2 Nhờ thu Số món 122" 56 31 39" Doanh số 15,02 4,01 1J7^ 282“ 3 L/C Số món 540 697 621 109 4 Doanh số 182,2 3 227,88 140,18 278,2 5 4 Tổng Số món 2925 3275 2858 468 8 Doanh số 334,5 1 570,25 278,72 650,3 2

5 Doanh số thanh toán NK 242,0 8

474,17 241,65 496,6 1

6- Doanh số thanh toán XK 92,43 96,08 37,07 153,7 1

USD với 2925 món giao dịch TTQT, năm 2008 đạt 570,25 triệu USD với 3275 món và năm 2010 đạt 650,32 triệu USD với 4688 món. Riêng năm 2009 chỉ đạt 278,72 triệu USD với 2858 món là do chính sách thắt chặt tín dụng ở trong nước cũng như chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, làm giao dịch thương mại quốc tế bị giảm sút đáng kể.

Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại sự giữa doanh số thanh toán qua các năm tại SeABank (doanh số thanh toán nhập khẩu luôn chiếm hơn 70% tổng doanh số thanh toán quốc tế, thậm chí năm 2009 là 87%). Điều này ta có thể thấy qua hình sau:

Hình 2.2: Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu qua các năm

Đơn vị tính: Triệu USD

■DOANH SỐ THANH TOÁN NK

■DOANH SỐ THANH TOÁN XK

(Nguồn: Phòng TTQT-TTTT Hội sở chính)

Về tỷ trọng doanh số và số lượng giao dịch thanh toán theo từng phương thức cũng có sự chênh lệch rõ rệt đặc biệt là phương thức nhờ thu so với phương thức chuyển tiền và phương thức tín dụng chứng từ (L/C). Qua những hình dưới đây ta có thể thấy trong ba phương thức thì phương thức nhờ thu là phương thức chiếm tỷ trọng rất nhỏ nhất và phương thức chuyển tiền chiếm tỷ trọng lớn nhất. Phương thức nhờ thu chỉ chiếm 1% tổng doanh số TTQT và 2% số lượng giao dịch. Phương thức chuyển tiền chiếm 77% về số lượng giao dịch nhưng do các món chuyển tiền thường là những món có giá trị bé chỉ chiếm 45% doanh số TTQT. Trong khi đó, phương thức tín dụng chứng từ chỉ chiếm 21% số lượng giao dịch nhưng lại chiếm 54% doanh số

TTQT. Điều này chứng tỏ đối với những giao dịch có giá trị lớn, người xuất khẩu và nhập khẩu thường lựa chọn phương thức tín dụng chứng từ để tránh rủi ro trong thanh toán, vì đây được xem là phương thức có lợi nhất và đảm bảo an toàn nhất cho cả nhà xuất khẩu và nhập khẩu.

Hình 2.3: Tỷ trọng doanh số TTQT theo các phương thức TTQT

54% 1%-' C huyển tiền L/C Nhờ thu (Nguồn: Phòng TTQT-TTTT Hội sở chính)

Hình 2.4: Tỷ trọng số lượng giao dịch theo các phương thức TTQT

77%

■ C huyển tiền

■ L/C

■ Nhờ thu

(Nguồn: Phòng TTQT-TTTT Hội sở chính)

Một phần của tài liệu 0066 giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHTM CP đông nam á luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 51 - 62)