Kiến nghị với Nhà nước

Một phần của tài liệu 0066 giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHTM CP đông nam á luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 118 - 120)

3.3.1.1 Tạo môi trường pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế

Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một phương thức quan trọng, thường được các nhà xuất nhập khẩu sử dụng trong thanh toán hóa xuất nhập khẩu. Đây cũng là phương thức có nhiều quy định tương đối phức tạp. Vì thế đòi hỏi phải có hành lang pháp lý chặt chẽ điều chỉnh để phương thức này có thể được sử dụng một cách an toàn và hiệu quả. Trong những năm qua, kim ngạch xuất nhập khẩu theo đó là hoạt động thanh toán quốc tế ở nước ta ngày càng tăng. Kết quả này có được là do sự hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã có những quy định pháp lý phù hợp hơn với hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và thanh toán quốc tế riêng. Tuy nhiên, các quy định này nằm rải rác ở các văn bản luật hoặc dưới luật khác nhau, chưa có sự thống nhất và chặt chẽ. Chính vì vậy, trong một số trường hợp khi xẩy ra tranh chấp giữa

các bên liên quan, giữa Việt Nam với phía nước ngoài hoặc giữa các bên Việt Nam với nhau rất khó tìm ra căn cứ chuẩn xác để xử lý.

Theo xu hướng hội nhập quốc tế, các ngân hàng ở Việt Nam thường áp dụng UCP vào giao dịch thanh toán tín dụng chứng từ. Tuy nhiên việc áp dụng UCP không bị bất cứ điều chỉnh nào của pháp luật quốc gia, và đây chính là điều mà Việt Nam còn thiếu. Chúng ta cũng cần xây dựng quy chế riêng hướng dẫn về thanh toán quốc tế, những quy định này không chỉ cho ngân hàng mà còn liên quan đến nhiều cơ quan hữu quan như Bộ Công thương, Tổng cục Hải quan, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam,...Do đó cần phải có sự phối hợp chặt chẽ nhằm tạo ra tính nhất quán trong việc ban hành cũng như áp dụng và thi hành. Quy chế này không nên đối nghịch với thông lệ và tập quán trong thanh toán quốc tế nhưng phải phù hợp với các bộ luật của Việt Nam, có tính đến đặc thù về kinh tế - xã hội và môi trường đầu tư của nước ta. Đặc biệt là hệ thống văn bản pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế cần phải có những quy định cụ thể chi tiết cho việc điều chỉnh nghiệp vụ, quyền lợi và trách nhiệm của các bên để một mặt có thể giảm bớt các vụ tranh chấp, mặt khác khi có tranh chấp xẩy ra thì đã có những căn cứ pháp lý để điều chỉnh, giải quyết.

3.3.1.2 Cải thiện cán cân thanh toán TTQT

Cán cân TTQT là công cụ tổng hợp và quan trọng để đánh giá, phân tích mối quan hệ kinh tế đối ngoại. Nó thể hiện các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, hoạt động đầu tư và cho vay, viện trợ nước ngoài. Tình trạng cán cân TTQT liên quan đến khả năng thanh toán của một quốc gia, của các ngân hàng, tác động đến tỷ giá hối đoái và dự trữ ngoại tệ của đất nước. Để cải thiện cán cân TTQT cần phải đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài, quản lý chặt chẽ việc vay nợ nước ngoài, đặc biệt là đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu. Cụ thể:

- Đẩy mạnh phát triển quan hệ thương mại với các nước trong khu vực, khai thông và mở rộng thị trường truyền thống với các Đông Âu, duy trì và mở rộng với quan hệ thương mại với các thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, ASEAN, EU.

- Hướng xuất khẩu từ những sản phẩm thô sang những sản phẩm đã qua chế biến, vì vậy phải coi trọng phát triển công nghệ chế biến, áp dụng công nghệ từ thu hoạch đến chế biến, mở rộng hợp tác liên doanh với nước ngoài để nâng cao năng lực ngành công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu.

- Cần khai thác hiệu quả tiềm năng về tài nguyên, sức lao động, cải tiến cơ cấu hàng xuất khẩu cho phù hợp với nhu cầu của thị trường thế giới, xác định mặt hàng chủ lực để đầu tư thích đáng, từ đó xây dựng và phát triển các thị trường trọng điểm, đi đôi với mở rộng thêm mặt hàng và thị trường mới, đầu tư chú trọng vào những sản phẩm Việt Nam có ưu thế như gạo, cà phê, thủy sản, dầu mỏ, khí đốt,...

- Bộ thương mại cần hoàn thiện chính sách thương mại theo hướng khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát tốt nhập khẩu để cải thiện cán cân TTQT. Xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ ngoại thương vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ ngoại thương và kiến thức về thanh toán quốc tế.

Một phần của tài liệu 0066 giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHTM CP đông nam á luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 118 - 120)