Những lo ngại và khó khăn khi thực hiện hoạt động tín dụng chứng từ

Một phần của tài liệu 0066 giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHTM CP đông nam á luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 63 - 65)

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO

2.2.1. Những lo ngại và khó khăn khi thực hiện hoạt động tín dụng chứng từ

từ tại SeABank

Thứ nhất, hoạt động thanh toán quốc tế tại SeABank còn khá non trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thanh toán quốc tế. Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - SeABank được thành lập từ năm 1994 và đến năm 2004 SeABank mới được cấp phép hoạt động ngoại hối. Nhưng đến năm 2005 SeABank chuyển hội sở từ Hải Phòng lên Hà Nội, mở đầu cho việc phát triển mạnh mẽ về quy mô mạng lưới giao dịch, tài sản, nguồn vốn, và các hoạt động ngân hàng khác. Như vậy, tính đến nay, SeABank mới chỉ có 6 năm kinh nghiệm trong hoạt động thanh toán quốc tế. Đội ngũ cán bộ thanh toán cũng khá trẻ, tuổi đời chưa quá 30 và chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế. Bên cạnh đó, quy mô hoạt động thanh toán quốc tế của SeABank cũng còn khá nhỏ bé. Hoạt động thanh toán quốc tế của tất các chi nhánh của SeABank trên toàn hàng đều được tập trung xử lý tại Phòng TTQT-TTTT. Tuy nhiên, cán bộ Phòng TTQT-TTTT chỉ bao gồm 11 người, trong đó 6 thanh toán viên, 2 kiểm soát viên, 1 phó phòng, 1 trưởng phòng và 1 Giám đốc TTTT. Vì vậy, đối với SeABank hoạt động thanh toán quốc tế còn khá mới mẻ, quy mô nhỏ bé, đội ngũ cán bộ thanh toán viên còn trẻ cả về tuổi đời và kinh nghiệm và đang trong quá trình vừa làm vừa học hỏi. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức cạnh tranh, thu hút khách hàng cũng như việc hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại SeABank.

Thứ hai, về mô hình thanh toán. Hiện nay, SeABank đang áp dụng mô hình thanh toán tập trung thay cho mô hình phân tán. Như trước đây, tại các chi nhánh có phát sinh giao dịch TTQT thì thường có một chuyên viên TTQT tiếp nhận và xử lý giao dịch của chi nhánh đó. Khi đó, phòng TTQT chỉ là người kiểm soát sau và đẩy điện ra khỏi hệ thống Swift. Còn khi áp dụng mô hình mới này thì Phòng TTQT-TTTT sẽ nơi trực tiếp xử lý và chịu trách

nhiệm thực hiện tất các giao dịch TTQT (L/C, chuyển tiền, nhờ thu) của các chi nhánh trên toàn hàng. Tại Chi nhánh, chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp (CV QHKH DN) chỉ là người tiếp nhận hồ sơ và yêu cầu của khách hàng. Chuyên viên nào quản lý khách hàng nào thì chuyên viên đó tiếp nhận hồ sơ của khách hàng đó và hoàn thiện hồ sơ để gửi lên phòng TTQT- TTTT xử lý. Như vậy, khi áp dụng mô hình thanh toán tập trung, chuyên viên thanh toán quốc tế tại chi nhánh sẽ không còn, đòi hỏi các chuyên viên QHKH DN tại chi nhánh sẽ phải kiêm luôn nhiệm vụ thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, trình độ chuyên môn và sự hiểu biết về thanh toán quốc tế cũng như pháp luật và thông lệ quốc tế của các cán bộ này còn hạn chế, do đó khả năng tiếp thị cũng như tư vấn cho khách hàng khi thực hiện giao dịch TTQT tại SeABank còn kém. Bên cạnh đó, hoạt động TTQT tại SeABank chưa được phân tách thành các bộ phận cụ thể xử lý các nghiệp vụ chuyên biệt như: bộ phận chuyển tiền, bộ phận tài trợ thương mại, bộ phận kiểm tra chứng từ,.. .mà phân chia theo các chi nhánh. Mỗi chuyên viên TTQT sẽ quản lý một số chi nhánh cụ thể. Họ sẽ chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, xử lý và theo dõi các giao dịch TTQT của chi nhánh đó bao gồm: chuyển tiền, phát hành L/C, kiểm tra chứng từ, theo dõi và đôn đốc thanh toán,.Sự thiếu chuyên môn hóa cũng đã tác động đến chất lượng dịch vụ trong hoạt động thanh toán quốc tế nói chung cũng như hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ.

Thứ ba, về chính sách tín dụng. Hiện nay, nhu cầu vay vốn ngân hàng để phát triển hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam là rất lớn. Có hơn 90% khách hàng giao dịch thanh toán quốc tế tại SeABank mong muốn được ngân hàng tài trợ vốn. Tuy nhiên, tỷ lệ tài trợ vốn của SeABank khá thấp. Đối với L/C nhập khẩu, SeABank thông thường chỉ tài trợ tối đa là 7 0% đối với trường hợp tài sản đảm bảo là lô hàng hóa đó hoặc là bất động sản,

65% đối với trường hợp tài sản đảm bảo là hàng tồn kho và nguồn phải thu trong nước. Đồng thời, SeABank luôn yêu cầu khách hàng phải ký quỹ mở L/C trước khi phát hành L/C. Tỷ lệ này khá cao, thường từ 10-30% giá trị L/C. Đối với L/C xuất khẩu, SeABank cũng chỉ cho phép chiết khấu có truy đòi tối đa 95% giá trị bộ chứng từ xuất trình. Mặt khác, theo quy định hiện nay, mức phán quyết tín dụng của các Giám đốc chi nhánh khá thấp. Đối với các chi nhánh thuộc nhóm 1, hạn mức ngắn hạn đối với một khách hàng là 7 tỷ, hạn mức dài hạn đối với một khách hàng là 5 tỷ và tổng hạn mức tín dụng cho khách hàng đó là 10 tỷ. Tương ứng, đối với các chi nhánh nhóm 2 là 5 tỷ, 3 tỷ và 7 tỷ; Các chi nhánh nhóm 3 là 3 tỷ, 2 tỷ và 4 tỷ; Các chi nhánh nhóm 4 là 2 tỷ, 1 tỷ và 2 tỷ. Ngoài mức phán quyết này, các Giám đốc chi nhánh phải trình lên hội sở để được phê duyệt. Thời gian phê duyệt thường là 2 đến 3 ngày, thậm chí là 1 tuần. Chỉ khi có phê duyệt tín dụng của các cấp có thẩm quyền về việc phát hành L/C thì phòng TTQT-TTTT mới được phép phát hành L/C đó. Vì vậy, hoạt động của ngân hàng đã tác động trực tiếp đến hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ.

Thứ tư, về nghiệp vụ kinh doanh về ngoại tệ: Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối của SeABank còn khá đơn giản, chỉ đơn thuần là mua bán giao ngay, vì thế nó chưa thực sự trở thành công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho khách hàng giao dịch. Trong khi đó, loại ngoại tệ thanh toán qua SeABank có tới gần 90% là USD, mà chủ yếu là thanh toán hàng nhập, còn lại hàng xuất chiếm tỷ lệ rất ít, dẫn đến tình trạng mất cân đối cung cầu USD, khan hiếm ngoại tệ mỗi khi thị trường có sự biến động về tỷ giá.

Một phần của tài liệu 0066 giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHTM CP đông nam á luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 63 - 65)