Hoàn thiện quy trình thanh toán tín dụng chứng từ

Một phần của tài liệu 0066 giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHTM CP đông nam á luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 105 - 106)

* về mô hình tổ chức

Mô hình tổ chức thực hiện thanh toán quốc tế là nền tảng giúp cho mọi hoạt động thanh toán được diễn ra trôi chảy và đạt hiệu quả như mong muốn. Vì vậy phòng TTQT-TTTT SeABank cần được tổ chức sắp xếp lại thành các bộ phận xử lý theo hướng chuyên nghiệp hơn. Hiện nay, bộ phận nghiệp vụ ngân hàng đại lý, quản lý tài khoản Nostro đã được chia tách thành phòng Định chế tài chính thuộc trung tâm thanh toán. Tuy nhiên, phòng TTQT- TTTT vẫn hoạt động chung chung, quản lý nghiệp vụ TTQT theo các chi nhánh mà không chia tách thành các bộ phận chuyên môn hóa riêng như chuyyển tiền, tài trợ thương mại và kiểm tra chứng từ,.... Vì vậy, sự chia tách thành các bộ phận xử lý như bộ phận chuyển tiền và bộ phận tài trợ thương mại hoặc bộ phận xuất và bộ phận nhập là rất cần thiết để hoạt động thanh

toán quốc tế tại SeABank được chuyên nghiệp hơn, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. Tại mỗi bộ phận cũng nên có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng, đảm bảo khối lượng công việc được chia đều cho mỗi người. Song giữa các bộ phận cũng nên có sự phối hợp và hỗ trợ nhau, tránh trường hợp mất cân đối về khối lượng công việc giữa các bộ phận.

* về quy trình xử lý

Hiện nay, tại phòng TTQT-TTTT mỗi giao dịch phát hành hay thanh toán L/C nhập khẩu phải qua 4 bước thực hiện: thanh toán viên nhập liệu trên hệ thống, KSV kiểm soát bước 1, Trưởng/phó phòng kiểm soát bước 2 và Giám đốc TTTT là người cuối cùng phê duyệt và đẩy điện ra khỏi hệ thống Swift. Việc các giao dịch phải qua có nhiều cấp duyệt như vậy sẽ làm ảnh hưởng và ách tắc giao dịch trong quá trình xử lý nghiệp vụ. Vì vậy, SeABank cần rút ngắn cấp duyệt trên hệ thống T24, chẳng hạn như đối với nghiệp vụ đơn giản như thanh toán L/C nhập khẩu. Việc rút ngắn cấp duyệt trên hệ thống T24 vẫn đảm bảo 3 bước thực hiện: người nhập liệu, kiểm soát viên và người phê duyệt. Đồng thời, SeABank cũng cần phân quyền phê duyệt trên hệ thống Swift - bước duyệt cuối cùng để đẩy điện ra khỏi hệ thống - cho Trưởng/phó phòng TTQT-TTTT, vừa tránh sự ách tắc khi tất cả các giao dịch phải qua người phê duyệt cuối cùng là Giám đốc TTTT vừa vẫn đảm bảo giao dịch được kiểm soát chặt chẽ và an toàn.

Một phần của tài liệu 0066 giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHTM CP đông nam á luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 105 - 106)