Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế khi áp dụng

Một phần của tài liệu 0066 giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHTM CP đông nam á luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 38 - 42)

1.2. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế khi áp dụng

dụng phương thức tín dụng chứng từ

1.2.5.1. Nhân tố khách quan * Môi trường trong nước

Nhân tố cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thanh toán quốc tế là các chính sách vĩ mô của Nhà nước, đặc biệt là các chính sách kinh tế đối ngoại. Cụ thể:

Chính sách về tỷ giá'. Tỷ giá luôn là một vấn đề được chú trọng trong hoạt động thanh toán quốc tế, vì mỗi sự biến động tỷ giá đều có những ảnh hưởng lớn đến thị trường và đặc biệt hoạt động thanh toán quốc tế bởi nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động xuất nhập khẩu của nền kinh tế.

Chính sách ngoại thương. Đây là một hệ thống các nguyên tắc, công cụ và biện pháp thích hợp mà Nhà nước sử dụng để quản lý và điều chỉnh các hoạt động ngoại thương của quốc gia trong một thời kỳ nhất định, do đó nó có ảnh hưởng rõ ràng đến hoạt động thanh toán quốc tế. Cả hai chính sách ngoại thương là chính sách bảo hộ mậu dịch nhằm hạn chế hoạt động thanh toán quốc tế và chính sách tự do hóa mậu dịch làm thúc đẩy hoạt động thanh toán quốc tế đều được Nhà nước sử dụng một cách linh hoạt nhằm điều chỉnh hoạt động ngoại thương trong những giai đoạn phù hợp để mang lại hiệu quả tích cực cho nền kinh tế.

Chính sách ngoại hối. Là những quy định pháp lý của Chính phủ trong vấn đề quản lý ngoại tệ, vàng bạc, đá quý và các tài sản khác được dùng trong các giao dịch ngoại thương. Tùy theo điều kiện hoàn cảnh cụ thể của quốc gia và tình hình kinh tế thế giới mà có thể áp dụng chính sách quản lý ngoại hối thả lỏng hay thắt chặt để ổn định thị trường trong nước. Hoạt động thanh toán quốc tế là sự vận động của các luồng ngoại tệ ra vào quốc gia, vì thế chính sách ngoại hối có tác động không nhỏ đến hoạt động này.

* Môi trường quốc tế

Thứ nhất, Quá trình toàn cầu hóa, xu hướng hội nhập và sự tiến bộ của công nghệ thông tin. Quá trình toàn cầu hóa và xu hướng hội nhập luôn tạo ra những thách thức và cơ hội đối với mọi nền kinh tế, và cũng vì thế các hoạt động trong nên kinh tế đó cũng bị ảnh hưởng sâu sắc. Hoạt động thanh toán quốc tế cũng không nằm ngoài quy luật đó, nó đặt ra yêu cầu đổi mới toàn diện cả về hình thức và nghiệp vụ, cần chuyển hướng đa dạng hóa các hoạt

động với sự đổi mới công nghệ để thích ứng ngày càng cao với những yêu cầu của nền kinh tế.

Thứ hai, Sự thay đổi chế độ kinh tế, chính trị của nước bạn hàng. Mỗi sự biến động về chế độ chính trị của nước bạn hàng sẽ ảnh hưởng đến khả năng và sự sẵn sàng đáp ứng các cam kết đã thoả thuận giữa các bên. Sự suy thoái kinh tế, biến động chính trị sẽ ảnh hưởng bất lợi đến tự do hoá thương mại, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến quá trình thanh toán. Những thay đổi về cơ chế, chính sách của một quốc gia như thay đổi những quy định về dự trữ ngoại hối, quy định về thuế, phí xuất nhập khẩu...khiến cho các bên đối tác khó lường trước được tình hình làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán, vì vậy gây thiệt hại cho các bên tham gia, trong đó có ngân hàng.

Thứ ba, Hoạt động thanh toán quốc tế chịu sự chi phối, điều chỉnh của luật quốc gia, sau đó là hệ thống các quy tắc thông lệ quốc tế (UCP, ISBP, URR,...) trong hoạt động ngoại thương. Các quy tắc, thông lệ này rất phức tạp và thường xuyên được sửa đổi cho phù hợp với điều kiện thương mại quốc tế nhằm giảm thiểu các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện giao dịch quốc tế.

1.2.5.2. Nhân tố chủ quan

- Mô hình tổ chức quản lý điều hành hoạt động thanh toán tại ngân hàng: Một hệ thống quản lý điều hành thống nhất từ hội sở đến chi nhánh theo một quy trình cụ thể, gọn nhẹ, giao quyền chủ động cho chi nhánh sẽ tiết kiệm được chi phí, thời gian thanh toán nhanh chóng và an toàn là tác nhân thu hút khách hàng đến với ngân hàng nhiều hơn vì quyền lợi của họ được đảm bảo.

- Uy tín của ngân hàng ở trong nước và quốc tế: Một ngân hàng có uy tín lớn là ngân hàng có các hoạt động đa dạng và phong phú cả về quy mô lẫn

chất lượng, điều này sẽ thu hút một số lượng lớn khách hàng đến với ngân hàng. Đăc biệt khi ngân hàng có uy tín trên trường quốc tế, sẽ rất thuận lợi khi thực hiện các nghiệp vụ mang tính bảo lãnh thanh toán cho khách hàng trong nước và nghiệp vụ TTQT, đồng thời các ngân hàng và đối tác nước ngoài sẽ tin tưởng lựa chọn ngân hàng để giao dịch.

- Trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng: Phương thức tín dụng chứng từ được coi là phương thức phức tạp nhất, quy định trách nhiệm của nhiêu bên tham gia và phương thức thường thường xẩy tra tranh chấp. Vì vậy, để công việc thực hiện được nhanh chóng và tránh gây thiệt hại đáng tiếc cho ngân hàng, đòi hỏi cán bộ thanh toán quốc tế phải có chuyên môn cao. Hơn nữa, chứng từ giao dịch trong TTQT đều sử dụng ngoại ngữ nên đòi hỏi cán bộ nghiệp vụ một trình độ ngoại ngữ nhất định.

- Công nghệ ngân hàng: Tiêu chí hoạt động TTQT là phải nhanh chóng, kịp thời và chính xác. Do đó, ngân hàng ở các nước đều có mức đầu tư đáng kể vào công nghệ thông tin, viễn thông và xử lý dữ liệu dụng nhằm thực hiện tốt hơn tiêu chí trên.

- Mạng lưới ngân hàng đại lý: Mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp trên thế giới giúp cho việc giao dịch và thanh toán ra nước ngoài được thực hiện nhanh chóng, đúng địa chỉ, giảm bớt chi phí và giảm thiểu rủi ro. Ngược lại, thông qua ngân hàng đại lý, ngân hàng lại có điều kiện thực hiện các dịch vụ uỷ thác của ngân hàng đại lý để mở rộng hoạt động TTQT.

- Các hoạt động khác có liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế:

Các hoạt động kinh doanh khác như hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu, hoạt động kinh doanh ngoại tệ là các hoạt động có tác dụng bổ trợ cho hoạt động TTQT của ngân hàng.

Một phần của tài liệu 0066 giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHTM CP đông nam á luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 38 - 42)