6. Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
5.2.1. Kiến nghị đối với Chính phủ và cơ quan quản lý
Đầu tiên, Nhà nước cần xây dựng môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động kinh doanh NH, thường xuyên vận hành các quy chế văn bản hướng dẫn thống nhất về lĩnh vực sản phẩm tiền gửi.
Kinh tế xã hội ổn định, cơ sở hạ tầng được đầu tư, đời sống của người dân được nâng cao khi đó các sản phẩm, dịch vụ văn minh được sử dụng ngày càng nhiều, thói quen sử dụng tiền mặt của người dân được giảm bớt. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần quan tâm hơn đến vấn đề thanh toán không dùng tiền mặt, có những biện pháp kịp thời để khuyến khích
các đơn vị chấp nhận thanh toán qua ngân hàng.
Bên cạnh đó, hệ thống văn bản pháp lý liên quan trực tiếp đến đổi mới công nghệ thông tin cũng rất cần được chú trọng. Những rủi ro liên quan đến an toàn, bảo mật thông tin, sử dụng trái phép thông tin cá nhân đều được cơ quan quản lý NN xử lý thỏa đáng để bảo vệ quyền lợi của khách hàng và giảm thiểu tổn thất cho các ngân hàng thương mại.
Định hướng hoàn thiện khuôn khổ pháp lý bao gồm: phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các bên tham gia trên cơ sở đó kiểm soát rủi ro pháp lý thích hợp, tạo lập môi trường cạnh tranh công bằng. Các văn bản pháp lý cần được hoàn thiện một cách đồng bộ, đầy đủ, thống nhất theo hướng đơn giản, dễ hiểu, dễ phổ cập, đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng của NH và KH, giải quyết tranh chấp hiệu quả và khách quan.
Kiến nghị tăng hạn mức Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) do hiện nay hạn mức BHTG tại Việt Nam tương đối thấp so với các nước trong khu vực, thấp hơn các khu vực lân cận như Thái Lan, Maylaysia, Philippines, Indonesia. Đồng thời, nỗ lực rút ngắn thời gian chi trả BHTG nhằm duy trì niềm tin của người gửi tiền vào hệ thống ngân hàng và góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các TCTD. Thời gian mục tiêu để hoàn thành chi trả BHTG trung bình ở Việt Nam khoảng 60 ngày (2017), trong khi đó tại Thái Lan mục tiêu đã giảm xuống còn 30 ngày trong năm 2017 sới với 160 ngày trong năm 2015,..