Kết quả hoạt động kinh doanh
Trong bốn năm qua mặc dù hoạt động kinh doanh của ngân hàng gặp khơng ít khó khăn do ảnh hưởng của tình hình kinh tế tại địa phương, thiên tai dịch bệnh bùng phát ảnh hưởng đến tình hình sản xuất cũng như đời sống kinh tế của người dân trên địa bàn. Từ đó có tác động tiêu cực đến công tác huy động vốn và quá trình thu nợ của ngân hàng. Nhưng với sự nỗ lực của tồn thể cán bộ, nhân viên và những chính sách thích hợp của ngân hàng, nên Agribank Rạch Sỏi đã đạt được những kết quả khả quan.
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh 2016-2019
ĐVT: triệu đồng; %
Chỉ tiêu
Năm Tăng trưởng (%)
2016 2017 2018 2019 2017 2018 2019
Thu nhập 61.841 79.370 101.831 116.454 28,35 28,30 14,36 Chi phí 44.103 57.911 77.936 90.737 31,31 34,58 16,43 Lợi nhận 17.738 21.458 23.895 25.718 20,97 11,36 7,63
(Nguồn: Phịng Kế tốn - Ngân Quỹ Agribank Rạch Sỏi)
Thu nhập: thu nhập là một phần của chỉ tiêu lợi nhuận, góp phần đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM). Các ngân hàng luôn mong muốn đạt được lợi nhuận cao chủ yếu do sự gia tăng của thu nhập và một phần của việc giảm thiểu các chi phí. Thu nhập càng cao với một mức chi phí hợp lí càng chứng tỏ hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Qua bảng 2.1 cho thấy nguồn thu nhập của ngân hàng tăng qua các năm. Năm 2016 thu nhập của ngân hàng là 61.841 triệu đồng, đến năm 2017 thu nhập tăng lên 79.370 triệu đồng, tăng thêm 17.529 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng cao
28,35%. Sang năm 2018, thu nhập của ngân hàng tiếp tục tăng mạnh đạt 101.831 triệu đồng, tăng 22.461 triệu đồng, tương đương tăng 28,30%. Đến năm 2019, thu nhập của ngân hàng tăng trưởng chậm lại đạt 116.454 triệu đồng, tăng 14.623 triệu đồng, tương đương tăng 14,36%. Tuy doanh số cho vay qua các năm đều tăng nhưng vì sự điều chỉnh giảm lãi suất của ngân hàng, cơ chế tín dụng ưu đãi nhưng sức hấp thụ vốn của nền kinh tế thấp, tình hình cạnh tranh trên địa bàn ngày càng gay gắt, các Ngân hàng thương mại đua nhau tranh giành thị phần về huy động cũng như tín dụng, thêm vào đó là tình hình thời tiết khơng thuận lợi, dịch bệnh nên người dân làm ăn thua lỗ dẫn đến không đủ khả năng trả nợ và thanh toán lãi làm thu nhập giảm đi một phần.
Chi phí: đi đơi với thu nhập thì chi phí cũng là một chỉ tiêu rất quan trọng. Tình hình chi phí của ngân hàng tăng qua 4 năm. Cụ thể, năm 2016 chi phí của ngân hàng là 44.103 triệu đồng, sang năm 2017 chi phí tăng lên là 57.911 triệu đồng, so với năm 2016 tăng lên 13.808 triệu đồng tương đương tăng 31,31%. Sang năm 2018 chi phí tăng mạnh hơn nữa ở mức 77.936 triệu đồng, tăng 34,58% hay 20.025 triệu đồng. Đến năm 2019, chi phí của ngân hàng là 90.737 triệu đồng, tăng 12.801 triệu đồng so với năm 2018, tương đương tăng 16,43%. Do tình hình Chi nhánh đang trong giai đoạn mua mới thiết bị, công cụ dụng cụ, sửa lại cơ sở nên chi phí cũng góp phần tăng lên, để thu hút được khách hàng chi nhánh đã lên nhiều chương trình khuyến mãi, tặng quà khi khách hàng gửi tiết kiệm.
Lợi nhuận: nhìn chung lợi nhuận của ngân hàng tăng qua các năm 2016 – 2019. Cụ thể, năm 2016 lợi nhuận của ngân hàng là 17.738 triệu đồng, đến năm 2017 đạt 21.458 triệu đồng tăng 3.720 triệu đồng tương đương 20,97% so với cùng kì năm trước. Sang năm 2018 tăng thêm 2.437 triệu đồng, tương đương 11,36%, đạt mức 23.895 triệu đồng. Đến năm 2019, lợi nhuận của
ngân hàng đạt 25.718 triệu đồng, tăng 1.823 triệu đồng so với năm 2018, tương đương tăng 7,36%. Tuy thu nhập trong năm tăng qua các năm mặc dù chi phí có tăng rất nhiều và tỉ lệ tăng trưởng có xu hướng giảm so với cùng kì năm trước nhưng ngân hàng vẫn đạt được lợi nhuận cao.
Nhìn chung tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong giai đoạn 2016 – 2019 đã đạt được những thành tựu đáng kể, khẳng định thương hiệu, uy tín của ngân hàng. Đạt được kết quả như thế là do chiến lược, sự quản lý linh hoạt của Ban lãnh đạo ngân hàng, cùng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ, nhân viên ngân hàng. Cán bộ chi nhánh nhận thức được tầm quan trọng của sản phẩm dịch vụ trong hoạt động Ngân hàng, hướng dẫn vận động khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ của Agribank, thực hiện bán chéo sản phẩm để phát triển thêm sản phẩm dịch vụ. Bên cạnh đó cịn có sự giúp đỡ, quan tâm hỗ trợ của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương và đặc biệt là sự tín nhiệm, tin tưởng từ phía khách hàng, nên ngân hàng đã vượt qua những khó khăn thách thức và gặt hái được nhiều thành công nhất định trên con đường đổi mới góp phần ổn định và phát triển kinh tế.
Hoạt động huy động vốn và dư nợ
Bảng 2.2 Tình hình huy động vốn và dư nợ
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm Tăng trưởng (%)
2016 2017 2018 2019 2017 2018 2019 Tổng huy động vốn 274.314 328.278 408.320 539.601 19,67 24,3 8 32,15 Tổng dư nợ 529.579 707.491 967.785 1.255.221 33,59 36,7 9 29,70
(Nguồn: Phịng Kế Tốn - Ngân Quỹ Agribank Rạch Sỏi)
Tổng huy động vốn liên tục tăng qua mỗi năm. Cụ thể, từ năm 2016 ở mức 274.314 triệu đồng đến năm 2017 tăng thêm 53.964 triệu đồng tương đương
19,67% đạt mức 328.278 triệu đồng. Năm 2018 vốn huy động đạt 408.320 triệu đồng tăng 80.042 triệu đồng tương đương 24.38 %. Đến năm 2019 vốn huy động đạt mức 539.601 triệu đồng, tăng 131.281 triệu đồng, tương đương 32,15%. Tình hình huy động vốn tăng đều qua các năm với tốc độ tăng trưởng tăng dần, cho thấy được hiệu quả của cơng tác chăm sóc khách, các chiến lược nhằm tăng tính cạnh tranh của ngân hàng. Vì vậy, Agribank Rạch Sỏi sẽ tận dụng lợi thế cạnh tranh và bên cạnh đó cũng cần quan tâm hơn nữa về lãi suất cạnh tranh và nâng cao chất lượng dịch vụ hơn nữa để tăng cường công tác huy động vốn.
Bên cạnh huy động vốn thì hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của ngân hàng, cũng là hoạt động thu lại lợi nhuận cao nhất, nhưng cũng là nghiệp vụ có nhiều rủi ro nhất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Trong giai đoạn 2016- 2019, Agribank Rạch Sỏi đã cố gắng đa dạng hóa các hình thức cho vay để đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt nhất. Cho nên, tổng dư nợ cho vay trong giai đoạn này đều tăng, điều này thể hiện cụ thể năm 2017 doanh số cho vay là 707.491 triệu đồng tăng 177.912 triệu đồng so với năm 2016. Đến năm 2018 thì tăng lên 967.785 triệu đồng, tổng dư nợ cho vay tăng thêm 260.294 triệu đồng so với năm 2017. Năm 2019, tổng dư nợ là 1.255.221 triệu đồng, tăng 287.436 triệu đồng. Tổng dư nợ cho vay năm 2017 so với năm 2016 tăng 33,59 %, năm 2018 so với năm 2017 tăng 36,79% và năm 2019 so với năm 2018 tăng 29,70%. Tổng dư nợ cho vay của Agribank Rạch Sỏi qua các năm đều tăng, do ngân hàng ngày càng mở rộng chính sách cho vay nơng nghiệp, nơng thơn, tập trung cho vay khách hàng cá nhân, Pháp nhân các khách hàng có tình hình tài chính tốt, kinh doanh hiệu quả, mở rộng đối tượng đầu tư, cho vay đối tượng mới, cá nhân, cho vay tiêu dùng và tạo điều kiện cho người dân được hỗ trợ vốn để sản xuất, kinh doanh. Hơn thế
nữa, Agribank Rạch Sỏi tiếp tục cơng tác thực hiện Nghị định 55 của Chính phủ về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nơng nghiệp, nông thôn nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, xố đói giảm nghèo và từng bước nâng cao đời sống của nhân dân. Tăng cường thêm cán bộ tín dụng, cán bộ tín dụng thường xuyên bám sát địa bàn, khảo sát, nắm bắt những khách hàng có tài chính tốt để có chính sách ưu tiên về lãi suất,... Cùng với sự cố gắng và nỗ lực của bộ phận tín dụng đã mang lại hiệu quả cao cho hoạt động tín dụng tại ngân hàng.