Kinh nghiệm từ các ngân hàng trong nước

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN DỊCH vụ THẺ tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH RẠCH sỏi KIÊN GIANG (Trang 35 - 40)

Kinh nghiệm ngân hàng ACB: ACB là ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt

Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB-Mastercard. Ngày 15/10/1997: ACB phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB-Visa. Năm 1997, tiếp cận ngân hàng

nghiệp vụ hiện đại, cơng tác chuẩn bị nhanh chóng đáp ứng các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động ngân hàng đã được bắt đầu tại ACB, dưới hình thức của một chương trình đào tạo nghiệp vụ ngân hàng toàn diện kéo dài hai năm. Thơng qua chương trình đào tạo này ACB nắm bắt một cách hệ thống các nguyên tắc vận hành của một ngân hàng hiện đại, các chuẩn mực trong quản lý rủi ro, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, và nghiên cứu điều chỉnh trong điều kiện Việt Nam để áp dụng trong thực tiễn hoạt động ngân hàng. Thứ nhất, để tăng số lượng chủ thẻ Trung tâm thẻ mở rộng nguồn khách hàng cá nhân cũng như khách hàng công ty thông qua việc kết hợp với các đối tác tên tuổi và đa dạng hóa các dịch vụ kèm theo để thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng. Thứ hai, năm 2008 trung tâm thẻ ACB đã triển khai thêm nhiều dịch vụ nhằm tăng cường tiện ích cho khách hàng sử dụng thẻ như dịch vụ thanh tốn hóa đơn điện nước, dịch vụ đăng ký làm thẻ ghi nợ qua tổng đài 247, đăng ký thẻ ghi nợ trên internet,… Đặc biệt ACB tổ chức cho nhân viên giao thẻ tận nhà ngoài giờ đối với khách hàng VIP hoặc khách hàng bận công việc không đến nhận được thẻ. Thứ ba, ngồi ra trung tâm thẻ cịn gia tăng tiện ích và ưu đãi cho khách hàng đăng ký làm thẻ và đẩy mạnh việc tuyên truyền phổ biến kiến thức về thẻ trong giới sinh viên. Thứ tư, ACB tăng cường công tác truyền thống phổ biến các lợi ích, sự an tồn cũng như hiệu quả khi sử dụng thẻ thanh toán để người dân và doanh nghiệp hiểu để tăng cường sử dụng thẻ. Thứ năm, với đội ngũ cán bộ có trình độ chun mơn, năng động, nhiệt huyết, được đào tạo bài bản và làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, Trung tâm thẻ ACB cịn duy trì và liên tục mở rộng các mối liên hệ hợp tác với nhiều đơn vị, tổ chức uy tín trong nước và quốc tế nhằm mang đến cho khách hàng những sản phẩm tiện ích nổi trội, các dịch vụ hiện đại với chất lượng phục vụ hoàn hảo.

Kinh nghiệm ngân hàng Vietcombank: Dịch vụ thẻ mang thương hiệu

Vietcombank đã và đang tiếp tục khẳng định với người tiêu dùng Việt Nam về chất lượng dịch vụ cũng như về sự đa dạng của sản phẩm. Trước sự cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt giữa hơn 40 ngân hàng và các tổ chức phi ngân hàng tại thị trường thẻ Việt Nam, Vietcombank vẫn ln vững tin với các dịng sản phẩm thẻ nội địa và quốc tế đang cung cấp cho khách hàng của mình gồm: thẻ Vietcombank Connect24, Vietcombank American Express, Vietcombank Visa và Vietcombank Mastercard. Để đạt được thành cơng đó, Vietcombank đã tiến hành nhiều biện pháp khác nhau: Thứ nhất, Vietcombank thực hiện phương châm luôn đồng hành cùng khách hàng trong việc nâng cao hiệu quả quản lý tài chính và chi tiêu. Thứ hai, Tích cực nỗ lực làm việc với các nhà cung cấp dịch vụ thiết yếu như điện, nước, điện thoại… để mở rộng việc chấp nhận thanh tốn các phí giao dịch cơ bản hàng ngày thơng qua dịch vụ thanh tốn bằng thẻ. Thứ ba, Vietcombank đẩy mạnh công tác quản lý rủi ro trong hoạt động thanh toán thẻ bảo vệ quyền lợi của của khách hàng. Thứ tư, Vietcombank chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ sau bán hàng như dịch vụ giải quyết tra soát khiếu nại, hỗ trợ giải đáp thắc mắc,… liên quan đến các giao dịch thanh tốn thẻ. Thứ năm, Vietcombank tích cực đầu tư mở rộng liên kết hợp tác trong thanh tốn thẻ thơng qua việc triển khai toàn diện hoạt động kết nối các hệ thống thẻ để khai thác tận dụng tối đa nguồn lực đầu tư, đồng thời tăng cường dịch vụ phục vụ khách hàng sử dụng thẻ. Những nỗ lực gìn giữ và phát triển khách hàng của Vietcombank để đạt được kết quả trên đã được các Tổ chức thẻ quốc tế đánh giá cao.Vietcombank luôn phối hợp với các Tổ chức thẻ quốc tế, tổ chức chuyển mạch, các ngân hàng, các đối tác nhằm mang lại cho khách hàng sự tiện lợi khi sở hữu thẻ của bất cứ ngân hàng nào.

Kinh nghiệm ngân hàng BIDV: BIDV tên đầy đủ tiếng Việt là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, là một ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích. Đến nay BIDV đã có nhiều thành cơng đáng kể trong đó phải kể đến thành công trong phát triển dịch vụ thẻ. Để đạt được những thành tựu đó, BIDV đã có những giải pháp mang tầm chiến lược sau đây: Thứ nhất, Nắm bắt được xu hướng sử dụng thẻ như một phương tiện thanh toán tiên tiến, thể hiện sự phát triển của hoạt động thanh toán và đặc biệt là việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong công nghệ ngân hàng cũng như thúc đẩy q trình hội nhập với nền tài chính khu vực và thế giới. Thứ hai, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) không ngừng đẩy mạnh các dịch vụ thẻ với mục tiêu tăng cường phát triển hiệu quả hoạt động kinh doanh thẻ. Mục tiêu mà BIDV đặt ra luôn hướng đến lợi nhuận cho khách hàng, nhằm thỏa mãn và phục vụ tối đa nhu cầu của khách hàng. BIDV luôn đặt khách hàng lên trên hết, phục vụ tốt nhất khách hàng là yếu tố cốt lõi của mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Thứ ba, trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Trung tâm thẻ BIDV đã không ngừng nỗ lực nghiên cứu, phát triển hệ thống cơng nghệ, mở rộng mạng lưới thanh tốn nhằm đa dạng hóa các danh mục sản phẩm dịch vụ, phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng. BIDV tăng cường đầu tư công nghệ, đặc biệt là các thiết bị thẻ và mở rộng mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ, tăng tỷ lệ thẻ hoạt động để tiến tới giảm dần sự phụ thuộc của giao dịch thẻ vào hệ thống ATM. Thứ tư, BIDV tăng cường công tác truyền thống phổ biến các lợi ích, sự an tồn cũng như hiệu quả khi sử dụng thẻ thanh toán để người dân và doanh nghiệp hiểu để tăng cường sử dụng thẻ. Thứ năm, với đội ngũ cán bộ có trình độ chun mơn, năng động, nhiệt huyết, được đào tạo bài bản và làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, Trung tâm thẻ BIDV cịn duy trì và liên tục mở rộng các mối liên hệ hợp tác với nhiều đơn vị, tổ chức uy tín trong nước và quốc tế nhằm mang đến cho khách hàng những sản phẩm

tiện ích nổi trội, các dịch vụ hiện đại với chất lượng phục vụ hoàn hảo. Thứ sáu, BIDV tích cực đầu tư mở rộng liên kết hợp tác trong thanh tốn thẻ thơng qua việc triển khai toàn diện hoạt động kết nối các hệ thống thẻ để khai thác tận dụng tối đa nguồn lực đầu tư, đồng thời tăng cường dịch vụ phục vụ khách hàng sử dụng thẻ.

Kinh nghiệm ngân hàng Đông Á: Với chiến lược đi chậm mà chắc bằng

những lối đi riêng và mục tiêu có được một lực lượng khách hàng tiềm năng để có thể phát triển thêm nhiều sản phẩm, dịch vụ khác của ngân hàng, DongA Bank đã mạnh dạn đầu tư vào phát triển sản phẩm thẻ.

Với chiến lược đẩy mạnh sản phẩm thẻ đến tay người tiêu dùng, cụ thể: miễn phí phát hành thẻ, miễn phí thường niên cho 2 năm đầu tiên sử dụng thẻ, mở các ki-ốt đăng ký phát hành thẻ tại các trường cao đẳng, đại học, đăng ký phát hành thẻ tại nhà và trao thẻ tận tay khách hàng.

DongA Bank đã triển khai hệ thống ATM và dịch vụ thanh toán tiền điện tự động qua ATM. DongA Bank cũng là một trong những ngân hàng đầu tiên phát triển và triển khai thêm 2 kênh giao dịch: Ngân hàng Đông Á Tự động và Ngân Hàng Đông Á Điện Tử, đồng thời triển khai thành công dự án chuyển đổi sang core - banking, giao dịch online toàn hệ thống.

Năm 2008, DongA Bank trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam sở hữu máy ATM nhận tiền mặt trực tiếp hiện đại nhất với tính năng nhận 100 tờ với nhiều mệnh giá khác nhau trong một lần gửi. Đồng thời, phát hành thẻ tín dụng, chính thức kết nối hệ thống thẻ Đơng Á với hệ thống thẻ thế giới thơng qua VISA. Ngân hàng cũng chính thức kết nối 3 hệ thống liên minh thẻ VNBC, Smartlink và Banknetvn, đồng thời được trao kỷ lục Guiness Việt Nam cho sản phẩm ATM lưu động. DongA Bank cũng là ngân hàng đầu tiên sở hữu Gold ATM – Máy bán vàng đầu tiên tại Việt Nam, đạt Chứng nhận Kỷ lục Guiness năm 2010.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN DỊCH vụ THẺ tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH RẠCH sỏi KIÊN GIANG (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w