- Trong hoạt động tín dụng, thông tin về khách hàng vay vốn có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngân hàng Thông tin tín dụng phản ánh bản chất của khoản tín
3.3.2. Đốivới Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Trong tình hình phát triển kinh tế như hiện nay, NHNN có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng và phát triển ngành. Chính vì vậy, trong quá trình cải cách, NHNN cần nâng cao tính tự chủ và độc lập trong kinh doanh của các NHTM, hỗ trợ các NHTM trong quá trình phát triển hoạt động kinh doanh sao cho đạt được các mục tiêu xã hội và phù hợp với các chuẩn mực quốc tế.
- Cần hoàn thiện cơ sở pháp lý về quản trị rủi ro tín dụng đảm bảo phù hợp với hiệp ước Basel II, như:
+ Ban hành quy định, hướng dẫn triển khai thực hiện Basel II để đảm bảo vừa tuân thủ Basel II, vừa phù hợp với điều kiện thực tế tại thị trường Việt Nam.
+ Ban hành quy định, nội dung phương pháp xác định hệ số an toàn vốn theo đúng chuẩn mực Basel II; quy định hướng dẫn cụ thể về xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo yêu cầu Basel II
+ Hướng dẫn tập huấn triển khai thực hiện thông tư quy định về hệ thống quản lý rủi ro tín dụng, nhất là rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp; khung quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng để tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng và vận hành hệ thống quản lý rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II.
- Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng NHNN (CIC): Đây là một trong những kênh thông tin giúp ngân hàng đối phó với vấn đề thông tin không cân xứng, từ đó góp phần nâng cao chất lượng phân tích tín dụng. Để trung tâm CIC hoạt động có hiệu quả, NHNN cần đưa ra chế tài nhằm nâng cao trách nhiệm của các ngân hàng trong việc cung cấp thông tin về khách hàng có quan hệ tín dụng một cách kịp thời, đầy đủ và chính xác để các NHTM khai thác thông tin làm cơ sở đánh giá năng lực và uy tín của khách hàng khi họ có nhu cầu vay vốn. tăng cường đầu tư công nghệ hiện đại phục vụ cho quá trình thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin.
- Hổ trợ đào tạo cán bộ, kỷ thuật và đầu tư công nghệ đáp ứng yêu cầu về triển khai áp dụng Basel II: Kho khăn của Ngân hàng TNCP khi triển khai Basel II là thiếu cơ sở dữ liệu, công nghệ, nhân lực. Vì vậy, để đẫy nhanh tiến độ thực hiện áp
dụng Basel II của NCB, Ngân hàng NNVN cần có kế hoạch cụ thể giải quyết khó khăn cho các ngân hàng, tổ chức đào tạo huấn luyện cho các ngân hàng theo Hiệp ước Basel II; có chương trình hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức quốc tế; kịp thời xử lý vướng mắc trở ngại khó khăn của NHTMCP trong quá trình thực hiện triển khai Basel II.
- Hoàn thiện hệ thống giám sát ngân hàng theo hướng: nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và hệ thống cảnh báo sớm những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; phát triển và thống nhất cách thức giảm sát ngân hàng trên cơ sở lý luận và thực tiễn; xây dựng cách tiếp cận hoạt động đánh giá chất lượng quản trị rủi ro trong nội bộ các tổ chức tín dụng. Triển khai mạnh hơn nữa các nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro trên thị trường tiền tệ như: quyền chọn (option), hoán đổi (swap), kỳ hạn (forward), tương lai (future)…Hợp đồng trao đổi các khoản tín dụng rủi ro sẽ tạo ra các sản phẩm cho các NHTM đa dạng hóa danh mục cho vay và danh mục đầu tư.
- Nhằm giảm bớt lượng giao dịch bằng tiền mặt, NHNN cần có các chính sách khuyến khích trong việc thanh toán bằng chuyển khoản, hỗ trợ các NHTM trong việc kết nối hệ thống ATM thành một hệ thống chung, việc này giúp các NHTM dễ dàng quản trị vốn vay, góp phần giảm thiểu rủi ro.
- Để đánh giá đúng mức độ rủi ro của các khoản nợ xấu và khắc phục những hạn chế trong việc trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro hiện nay thì NHNN cần đổi mới cách trích lập dự phòng rủi ro, thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo phân loại mức độ rủi ro thích hợp gắn với việc đánh giá xếp loại doanh nghiệp chứ không theo thời gian quá hạn trên cơ sở tham khảo và học tập kinh nghiệm quốc tế và vận dụng phù hợp.
- NHNN cần tạo điều kiện và hỗ trợ cho các NHTM trong việc xây dựng mối liên hệ với nhau, giữa các ngân hàng với các định chế tài chính phi ngân hàng và với các định chế tài chính khác. Điều này sẽ giúp các ngân hàng có những thông tin quý báu về nhìn nhận đánh giá khách hàng đúng đắn hơn, nâng cao chất lượng thông tin giữa các NHTM với nhau, thống nhất trong một số nghiệp vụ cho vay hay
chính sách tín dụng, chính sách lãi suất nhằm giảm bớt sự biến động không nên có trong thị trường tài chính tiền tệ, tạo niềm tin cho khách hàng khi bước chân đến bất kỳ tổ chức tín dụng nào.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Từ thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Sacombank - Chi nhánh Quảng Bình, nội dung chương 3 đã xây dựng các định hướng, giải pháp nhằm nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Sacombank - Chi nhánh Quảng Bình một cách cụ thể. Mặc dù trên thực tế hoạt động kinh doanh ngân hàng luôn phải đối mặt và chấp nhận những rủi ro, vì vậy chỉ có thể sử dụng các biện pháp cơ bản trên nhằm né tránh một phần, hạn chế mức thấp nhất các rủi ro tín dụng cũng như giảm thiểu những tổn thất mà rủi ro tín dụng gây ra, đảm bảo cho hoạt động tín dụng của Chi nhánh tăng trưởng ổn định, bền vững. Để các giải pháp có thể triển khai trong thực tiễn, tác giả cũng đã đề xuất một số kiến nghị với trụ sở chính Sacombank và Ngân hàng Nhà nước những vấn đề về cơ chế, chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho quản trị rủi ro tín dụng cho vay khách hàng doanh nghiệp của Sacombank - Chi nhánh Quảng Bình nói riêng và toàn bộ hệ thống Sacombank, NHTM nói chung
ngày một nâng cao hiệu quả hoạt động trong cho vay doanh nghiệp thời gian sắp tới.
KẾT LUẬN
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng, hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn những rủi ro do không kiểm soát được hoạt động cho vay tạo nên khủng hoảng của hệ thống ngân hàng, ảnh hưởng dây chuyền đến mọi mặt của đời sống xã hội. Vì vậy, nghiên cứu về công tác Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp để đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín - Chi nhánh Quảng Bình là đề tài cấp thiết và có tính lâu dài của chi nhánh ngân hàng.
Luận văn đã tiếp cận những vấn đề cơ bản về lý luận rủi ro tín dụng, quản trị RRTD, các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị RRTD đã được phân tích làm rõ. Từ những chuẩn mực quốc tế về Quản trị RRTD và nghiên cứu kinh nghiệm của một số ngân hàng đã thành công trong quản trị RRTD cho vay khách hàng doanh nghiệp, luận văn đã rút ra bài học có giá trị tham khảo đối với các Ngân hàng TMCP tại Việt
nam và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín - Chi nhánh Quảng Bình.
Trên cơ sở phân tích thực trạng quản trị RRTD tín dụng cho vay khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín - Chi nhánh Quảng Bình trong thời gian qua, luận văn đã đánh giá chỉ ra những kết quả đã đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân tồn tại, hạn chế; từ đó kết hợp lý luận và thực tiễn để đề xuất những nhóm giải pháp cơ bản và những kiến nghị đối với Trụ sở chính Sacombank, Ngân hàng Nhà nước nhằm tạo điều kiện cho những giải pháp phát huy hiệu quả tích cực khi áp dụng, góp phần nâng cao năng lực quản trị RRTD cho vay khách hàng doanh nghiệp của Sacombank - Chi nhánh Quảng Bình đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.
Mặc dù đã cố gắng, nhưng luận văn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giải rất mong nhận được sự góp ý của các nhà khoa học, các thầy, cô giáo, các bạn đồng nghiệp để luân văn được hoàn thiện hơn.
[1] Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Sacombank – CN Quảng Bình 2018, 2019, 2020.
[2] Báo cáo kết quả kinh doanh Ngân hàng TMCP Sacombank – CN Quảng Bình 2018, 2019, 2020.
[3] PGS.TS. Phan Thu Hà, PGS.TS. Đàm Văn Huệ (2010), Quản trị ngân hàng thương mại, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
[4] Trương Ngọc Tân (2016), Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Nam, Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
[5] Hồ Thúy Hà (2010), Quản trị rủi ro khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng, Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
[6] Lê Văn Chướng (2013), Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Công ty TNHH một thành viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – CN tỉnh Kon Tum, Luận văn thạc sỹ tài chính ngân hàng, Đại học Đà Nẵng.
[7] Lê Thị Kim Đính (2015) Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín,
Luận văn thạc sỹ tài chính ngân hàng, Đại học Kinh tế Đà Nẵng.
[8] Trần Thị Lộc (2012), “Hiệu quả trong quản trị, ngăn ngừa nợ xấu nhìn từ mô hình giám sát Việt Nam”, Tạp chí khoa học và đào tạo số 125.
[9] TS. Nguyễn Ngọc Lương (2012), “Dấu hiệu nhận biết khoản cho vay có vấn đề, chính sách cho vay kém hiệu quả của ngân hàng và vấn đề quản trị, xử lý”, Bài báo trên trang kiểm toán nhà nước.
[10] TS. Đào Minh Phúc và ThS. Lê Văn Hinh (2012), “Hệ thống quản trị nội bộ gắn với quản lý rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Ngân hàng số 24, Tháng 12/2012.
[11] TS. Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê.
dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng.
[13] Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN, sửa đổi bổ sung Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng.
[14] TS. Nguyễn Văn Tiến (2002), Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê.
[15] PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống Kê.
[16] PGS.TS Nguyễn Đình Tự (2005), “Tiếp cận để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng thương mại”, Tạp chí Ngân hàng.
Tiếng Anh
[17] Karen A. Horcher (2008), Essentials of Financial Risk Management.
[18] HennievanGreuning-SonjaBrajovic Bratanovic (1999), Analyzing banking Risk, the Wold Bank.
[19] Heffernan Shelagh (2008), Modern Banking, City University, London. InternationalBank Management.
[20] TimothyW.Koch (1995), Bank Management, University of South Carolina, The Dryden Press. Các website [21] www.mbbank.com.vn [22] www.sbv.gov.vn [23] www.btc.com.vn [24] www.cib . gov.vn [25] www.sbv.gov.vn