Bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng đốivới NHTMCP (Sacombank)

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP tại NGÂN HÀNG TMCP sài gòn THƯƠNG tín CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH (Trang 43 - 45)

(Sacombank)

Thứ nhất, NHTM đều xác định quản trị rủi ro tín dụng là trung tâm của hoạt động quản trị đều hành và phải là một quá trình được thực hiện thường xuyên, khép kín và mang tính liên tục trong suốt vòng đời của mỗi khoản vay.

Thứ hai, NHTM đã áp dụng một số công cụ hiện đại để quản trị rủi ro tín dụng cho vay, trong đó quan trọng nhất là xây dựng mô hình chấm điểm và hệ thống xếp hạng tín dụng cho các đối tượng vay vốn, nhất là tập trung vào doanh nghiệp để

phục vụ tốt cho công tác đo lường rủi ro từ phía khách hàng của ngân hàng.

Thứ ba, chú ý đến việc xây dựng chính sách tín dụng hợp lý nhằm bảo đảm hoạt động tín dụng trên cơ sở khách quan, thống nhất, minh bạch, quy trình gọn nhẹ, đảm bảo tính an toàn, hiệu quả theo quy định.

Thứ tư, luôn coi trọng công tác kiểm tra, giám sát khách hàng sau khi cho vay nhằm kịp thời phát hiện và ngăn chặn những rủi ro có thể phát sinh từ đó hoàn thiện cơ chế giám sát nội bộ nhận thức được tầm quan trọng của quản trị rủi ro trong tín dụng cho vay khách hàng, nếu không quản trị tốt sẽ có những biến cố rủi ro xảy ra và không kiểm soát được, khi đó ngân hàng sẽ rơi vào khủng hoảng, không thể hoạt động.

Đây là những bài học kinh nghiêm của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) - Chi nhánh Quảng Bình nói riêng và hệ thống ngân hàng TMCP nói chung trong việc xây dựng và hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng cho vay khách hàng.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP tại NGÂN HÀNG TMCP sài gòn THƯƠNG tín CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH (Trang 43 - 45)