Tài trợ rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP tại NGÂN HÀNG TMCP sài gòn THƯƠNG tín CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH (Trang 36 - 39)

Là những hoạt động mà ngân hàng thực hiện sau khi rủi ro xảy ra nhằm bù đắp những tổn thất về phương diện tài chính. Một số nhà quản trị nghiên cứu còn gọi là bước xử lý RRTD. Đây là bước cuối cùng quả quản trị RRTD, ở bước này ngân

hàng sẽ đưa ra các quyết định và biện pháp để tài trợ, khắc phục và hạn chế thấp nhất chi phí rủi ro và tổn thất mà RRTD đã gây ra cho ngân hàng. Đối với NHTM, thường có các biện pháp, như:

- Tự khắc phục rủi ro: Bằng cách khai thác các khoản vay, thanh lý tài sản, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro hoặc trích lập dự phòng rủi ro.

+ Trích lập dự phòng rủi ro: Xuất phát từ bản chất của hoạt động cho vay là đã cho vay là có chứa đựng rủi ro, tuy nhiên vì đây thuộc loại rủi ro suy đoán nên ngân hàng phải cân nhắc giữa cơ hội tạo ra lợi nhuận và nguy cơ xảy ra tổn thất để chấp nhận một mức rủi ro hợp lý với mong muốn thu được lợi nhuận mong muốn. Khi đã chấp nhận rủi ro thì phải dự trù về nguồn tài chính để khi rủi ro xảy ra thì sẽ khắc phục được kịp thời nhằm bù đắp những tổn thất mất mát. Đây là phương pháp thông qua việc lưu giữ tổn thất, việc lưu giữ được thực hiện một cách chủ động, có kế hoạch thông qua việc định kỳ phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Việc làm này sẽ tạo cho ngân hàng có ý thức kiểm soát rủi ro chặt chẽ vì khi rủi ro xảy ra thì ngân hàng là người chịu tổn thất, dự phòng rủi ro chính là chi phí trích trước do vậy sẽ làm tăng chi phí và ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Trích lập dự phòng tại các ngân hàng mang tính chất giống như hình thức tự bảo hiểm rủi ro. Việc trích lập bao gồm trích lập dự phòng cụ thể và dự phòng chung:

+ Trích lập dự phòng cụ thể: mức trích lập được thực hiện dựa vào phân loại nợ, mỗi nhóm nợ được trích lập theo một tỷ lệ nhất định (dựa vào mức độ rủi ro của nợ vay) sau khi đã trừ đi giá trị tài sản đảm bảo được khấu trừ.

+ Trích lập dự phòng chung: theo một lộ trình nhất định, các TCTD trích lập dự phòng chung bằng một tỷ lệ theo quy định trên tổng dư nợ (sau khi đã trừ nhóm nợ nào đã trích dự phòng cụ thể 100%).

- Chuyển giao rủi ro: Ngân hàng có thể yêu cầu bên bảo hiểm thực hiện việc đền bù hợp đồng bảo hiểm tín dụng.

+ Chuyển giao rủi ro: Là việc sắp xếp để một vài đối tượng gánh chịu hoàn toàn hay một phần tổn thất xảy ra. Có thể chuyển giao cho công ty bảo hiểm, người kinh doanh rủi ro hoặc cho ngân sách nhà nước. Các cách thức chuyển giao rủi ro:

+ Chuyển giao rủi ro cho người kinh doanh rủi ro (các công ty bảo hiểm): Thông qua khách hàng vay: Ngân hàng yêu cầu bên vay phải mua bảo hiểm liên quan đến khoản vay như: bảo hiểm công trình, nhà xưởng, kho tàng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, hàng hóa... để khi rủi ro xảy ra ngân hàng nhận khoản tiền đền bù từ nhà bảo hiểm để bù đắp tổn thất.

+ Chuyển giao rủi ro cho tổ chức kinh doanh bảo hiểm tín dụng: Ngân hàng trực tiếp mua bảo hiểm tín dụng cho các khoản mà mình cho vay, tổ chức kinh doanh bảo hiểm tín dụng sẽ bồi thường cho ngân hàng những thiệt hại, tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra. Thông thường, bảo hiểm tín dụng chỉ đảm bảo cho phần nợ bị mất hoàn toàn sau khi được xác định rõ ràng chứ không áp dụng cho toàn bộ khoản vay.

+ Chuyển giao rủi ro cho bên mua nợ: Tìm kiếm khách hàng (Các công ty mua bán nợ) để bán lại các khoản nợ có vấn đề với một tỷ lệ nhất định để thu hồi nợ. Thực chất của việc bán nợ chính là chuyển giao rủi ro và cơ hội cho bên kinh doanh mua bán nợ sau khi ngân hàng cho vay chấp nhận một mức tổn thất nhất định.

+ Chuyển giao rủi ro cho ngân sách Nhà nước: Đối với những khoản vay theo chỉ định của Chính phủ.

- Trung hòa rủi ro: Việc sử dụng các hợp đồng phái sinh, lúc này mỗi bên đều đạt được mục đích của mình. Công cụ phái sinh có thể được xem như là một loại hình bảo hiểm rủi ro tài chính khi thực hiện các hợp đồng kinh tế mà bản chất là phân tán rủi ro tiềm ẩn và đương nhiên, lợi nhuận của các giao dịch cùng được chia sẻ cho các bên. Công cụ phái sinh gồm hợp đồng kỳ hạn (Forward), hoán đổi (Swaps), quyền chọn (Options) và tương lai (Futures).

+ Chứng khoán hóa: Là việc ngân hàng thực hiện tập hợp đóng gói các khoản nợ chưa đáo hạn có chung đặc điểm như cùng kỳ hạn, lãi suất, loại hình cho vay, hình thức bảo đảm…bán cho nhà đầu tư dưới hình thức chứng khoán nợ. Các chứng khoán nợ này cho phép người sở hữu chúng nhận được khoản tiền thanh toán từ người vay. Những lợi ích cơ bản của chứng khoán hóa đối với ngân hàng bán: tăng

khả năng thanh khoản của tài sản, chuyển đổi các tài sản thanh khoản thấp sang các tài sản thanh khoản cao hơn, cung cấp một công cụ tài trợ mới, chuyển đổi lĩnh vực đầu tư sang các thị trường mới có khả năng sinh lợi cao hơn.

Bốn bước trong quy trình quản trị RRTD có quan hệ chặt chẽ lẫn nhau và quyết định rất lớn đến hiệu quả quản trị RRTD. Trong bốn bước này, bước 1 và bước 3 được coi là bước quan trọng nhất, ngân hàng càng chủ động trong quản lý và kiểm soát rủi ro thì càng giảm thiểu được tổn thất trong hoạt động tín dụng. Từ đó có thể thấy, vấn đề cốt lỏi trong quản trị tín dụng ngân hàng chính là đưa ra các giải pháp, cách thức để phát hiện sớm rủi ro. Hiện nay, nhiều NHTM đã xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro, thực hiện thẩm định tín dụng, cũng cố báo cáo thông tin quản trị tín dụng…Đây chính là cách thức nhằm phát hiện sớm RRTD.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP tại NGÂN HÀNG TMCP sài gòn THƯƠNG tín CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w