Nhận dạng rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP tại NGÂN HÀNG TMCP sài gòn THƯƠNG tín CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH (Trang 26 - 29)

Đây là bước đầu tiên và rất quan trọng trong công tác quản trị rủi ro tín dụng nói chung và quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp nói riêng. Nhận dạng quá trình rủi ro tín dụng là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro của một tổ chức. Các hoạt động nhận dạng nhằm phát triển thông tin về nguồn rủi ro, các yêu tố mạo hiểm, hiểm họa và nguy cơ rủi ro [Đinh Xuân Hạng, Nguyễn Văn

Bước 1: DẠNG RỦI RO TÍN DỤNG

Bước 2: ĐO LƯỜNG RỦI RO TÍN DỤNG

Bước 3: KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG

Lộc (2012), Giáo trình quản trị tín dụng NHTM. Nhà xuất bản lao động, Hà Nội].

Nhận dạng rủi ro tín dụng bao gồm các bước: Theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và quy trình cho vay để thống kê các dạng rủi ro tín dụng, nguyên nhân rủi ro và dự báo được nguyên nhân tiềm ẩn có thể xảy ra rủi ro. Như vậy, hiệu quả của việc quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc nhận dạng rủi ro. Dựa vào các dấu hiệu cảnh báo giúp cho ngân hàng nhận biết và có các giải pháp xử lý sớm các vấn đề một cách hiệu quả.

Sau đây là một số phương pháp mà các ngân hàng thường sử dụng trong nhận dạng rủi ro cho vay doanh nghiệp

- Phân tích báo cáo tài chính: Mục đích nhằm đánh giá tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp từ đó đưa ra một cơ sở hợp lý cho việc dự đoán tương lai bằng cách sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích như: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, dấu hiệu từ hoạt động kinh doanh, quan hệ với bạn hàng hoặc các dấu hiệu liên quan đến công tác quản trị doanh nghiệp để từ đó đưa ra đánh giá về doanh thu của doanh nghiệp hiện tại, dựa vào phân tích tài chính trong quá khứ và hiện tại để đưa ra đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trong tương lai.

Ngoài việc phân tích các thông tin tài chính, thì thông tin phi tài chính của khách hàng cũng cần được xem xét, phân tích chặt chẽ, để đảm bảo khoản cho vay của Ngân hàng là an toàn. Như vậy, để nhận biết được khoản cho vay có vấn đề hay không, đòi hỏi ngân hàng phải thu thập, phân tích, thống kê, lưu trữ số lượng thông tin lớn trong một thời gian dài, một cách có hệ thống, khoa học để nhận biết cơ chế và nguồn gốc gây ra rủi ro.

- Phương pháp check - list: là phương pháp thông qua các câu hỏi về những vấn đề có thể xảy ra, để từ đó nhận dạng và đánh giá mức độ tác động của từng loại rủi ro.

- Phương pháp phân tích lưu đồ: là phương pháp giúp chúng ta liệt kê trình tự các bước đối với một quy trình đầu tư tài chính. Từ những bước liệt kê này trong quy trình tín dụng, từ khâu tiếp nhận hồ sơ, khâu trung gian như thẩm định, công

chứng, ra quyết định, giải ngân, theo dõi đến thanh lý hợp đồng, chúng ta có thể dể dàng xác định rủi ro khi thực hiện từng bước, từ đó để có những biện pháp khắc phục triệt để.

- Phương pháp phân tích hợp đồng: Có nhiều rủi ro phát sinh từ các mối quan hệ hợp đồng với người khác, nhà quản trị rủi ro nên nghiên cứu kỹ các hợp đồng để xem rủi ro có tăng hay giảm qua các hợp đồng.

- Phương pháp thanh tra hiện trường: là bằng cách quan sát các bộ phận của tổ chức và các hoạt động tiếp sau đó của nó, nhà quản trị có thể học được rất nhiều vấn đề về rủi ro mà tổ chức đó có thể gặp, đây là một phương pháp phải làm đối với nhà quản trị rủi ro.

- Phương pháp thông qua tư vấn: Từ các nhà tư vấn chuyên viên kế toán kiểm toán của doanh nghiệp, các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp, các nhà quản trị rủi ro có thể nắm bắt thêm những thông tin cần thiết về nguy cơ rủi ro đối với tổ chức từ nguồn tin bên ngoài.

- Ngoài ra, có thể tiếp cận rủi ro tín dụng theo phương pháp Basel

Basel I: Tiêu chuẩn của Basel I:

- Tỉ lệ vốn dựa trên rủi ro - “Tỉ lệ Cook”:

Tỉ lệ thoả đáng về vốn (CAR) = Vốn bắt buộc / Tài sản tính theo độ rủi ro gia quyền (RWA). Theo đó, ngân hàng có mức vốn tốt là ngân hàng có CAR > 10%, có mức vốn thích hợp khi CAR > 8%, thiếu vốn khi CAR < 8%, thiếu vốn rõ rệt khi CAR < 6% và thiếu vốn trầm trọng khi CAR < 2%.

- Vốn cấp 1, cấp 2 và cấp 3:

Vốn cấp 1 ≥ Vốn cấp 2 + Vốn cấp 3. Vốn cấp 1 là lượng vốn dự trữ sẵn có và các nguồn dự phòng được công bố, như là khoản dự phòng cho các khoản vay, bao gồm: vốn chủ sở hữu vĩnh viễn, lợi nhuận giữ lại, lợi ích thiểu số tại các công ty con, có hợp nhất báo cáo tài chính, lợi thế kinh doanh.

Vốn cấp 2 (Vốn bổ sung) gồm: Lợi nhuận giữ lại không công bố, dự phòng đánh giá lại tài sản, dự phòng chung, công cụ vốn hỗn hợp.

- Vốn tính theo rủi ro gia quyền:

RWA = Tổng (Tài sản x Mức rủi ro phân định cho từng tài sản trong bảng cân đối kế toán) + Tổng (Nợ tương đương x Mức rủi ro ngoại bảng)

Basel II: Basel II sử dụng khái niệm “Ba trụ cột”:

- Trụ cột thứ I: liên quan tới việc duy trì vốn bắt buộc. Theo đó, tỷ lệ vốn bắt buộc tối thiểu (CAR) vẫn là 8% của tổng tài sản có rủi ro như Basel I. Tuy nhiên, rủi ro được tính toán theo ba yếu tố chính mà ngân hàng phải đối mặt: rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành (hay rủi ro hoạt động) và rủi ro thị trường.

- Trụ cột thứ II: liên quan tới việc hoạch định chính sách NH, Basel II cung cấp chính sách với những “công cụ” tốt hơn so với Basel I. Trụ cột này cũng cung cấp một khung giải pháp cho các RR mà NH đối mặt, như RR hệ thống, RR chiến lược, RR danh tiếng, RR thanh khoản và RR pháp lý.

- Trụ cột thứ III: Các ngân hàng cần phải công khai thông tin một cách thích đáng theo nguyên tắc thị trường.

Như vậy, sự phát triển của Basel và những hiệp ước của tổ chức này đưa ra, các NHTM ngày càng được yêu cầu hoạt động một cách minh bạch hơn, đảm bảo vốn phòng ngừa cho nhiều loại RR hơn và do vậy sẽ giảm thiểu được RR.

Tóm lại, mỗi phương pháp nhận dạng đều có những ưu nhược điểm riêng, việc áp dụng như thế nào cho khoa học, hiệu quả tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng ngân hàng. Bên cạnh đó, việc áp dụng cần có sự linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với thực tế để chất lượng công tác nhận dạng rủi ro đạt được hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP tại NGÂN HÀNG TMCP sài gòn THƯƠNG tín CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w