Đo lường rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP tại NGÂN HÀNG TMCP sài gòn THƯƠNG tín CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH (Trang 29 - 33)

Đo lường rủi ro là việc lượng hoá mức độ các rủi ro cũng như biết được xác suất xảy ra rủi ro, mức độ tổn thất khi rủi ro xảy để xem xét khả năng chấp nhận nó của ngân hàng. Đây là cơ sở để ngân hàng đưa ra quyết định cho vay cũng như xây dựng biện pháp ứng phó phù hợp, nhanh chống với RRTD khi tình trạng này xảy ra. Để đo lường RRTD các ngân hàng thường xây dựng các mô hình thích hợp để lượng hoá các rủi ro của khách hàng

lượng hóa rủi ro tín dụng:

Có hai loại mô hình cơ bản đó là mô hình định tính và mô hình định lượng.

* Mô hình định tính:việc đánh giá xác suất vỡ nợ của người vay trên cơ sở phân tích các yếu tố như: Nhân tố đặc thù của người vay (danh tiếng, đòn bẩy nợ, độ dao động của thu nhập, tài sản bảo đảm); số lượng thông tin thu thập đó là quy mô rủi ro tiềm năng, chi phí thu thập thông tin; các nhân tố thị trường đó là chu kỳ kinh doanh, mức độ lãi suất.

- Thứ nhất,đánh giá tư cách người vay (Character): Là thước đo danh tiếng cho người đi vay và là cơ sở cho sự tín nhiệm lớn trong việc trả nợ của người vay. Cán bộ tín dụng phải làm rõ mục đích xin vay của khách hàng, mục đích xin vay của khách hàng có phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành của ngân hàng và phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của khách hàng hay không, đồng thời xem xét lịch sử đi vay và trả nợ đối với khách hàng cũ, còn khách mới thì cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác như từ: trung tâm phòng ngừa rủi ro, từ ngân hàng bạn, từ các cơ quan thông tin đại chúng,…

- Thứ hai, đánh giá năng lực (Capacity): căn cứ vào quy định luật pháp, đòi hỏi người vay phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. Đối với cá nhân dưới 18 tuổi không đủ tư cách ký hợp đồng tín dụng, đối với doanh nghiệp phải căn cứ vào giấy phép kinh doanh, quyết định thành lập, quyết định bổ nhiệm người điều hành.

-Thứ ba, đánh giá dòng tiền (Cash): Thu nhập của người vay trước hết phải xác định được nguồn trả nợ của người vay như luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay từ thu nhập, tiền từ bán thanh lý tài sản, hoặc tiền từ phát hành chứng khoán…

- Thứ tư, đánh giá tài sản bảo đảm (Collateral): Đây là điều kiện để ngân hàng cấp tín dụng và là nguồn trả nợ thứ hai cho ngân hàng nếu khách hàng sử dụng vốn vay không đạt hiệu quả, tài sản hữu hình (đất, nhà, vật tư thiết bị) hoặc tài sản vô hình (sở hữu trí tuệ,…).

- Thứ năm, đánh giá điều kiện (Condition): Ngân hàng quy định các điều kiện tùy theo chính sách tín dụng từng thời kỳ.

- Thứ sáu, tổ chức kiểm soát (Control): Tập trung vào những vấn đề như sự thay đổi của luật pháp có liên quan và quy chế hoạt động mới có ảnh hưởng xấu đến người vay hay không? Yêu cầu tín dụng của người vay có đáp ứng được tiêu chuẩn của ngân hàng hay không?

* Mô hình định lượng: Một trong những mục tiêu quan trọng của quản lý tín dụng là làm giảm tối đa rủi ro tín dụng. Muốn vậy, ngân hàng cần phải lượng hóa và đánh giá được rủi ro tín dụng để từ đó có các biện pháp quản lý hiệu quả.

Sau đây là một số mô hình được áp dụng tương đối phổ biến:

- Một là, theo mô hình điểm số Z:

Người phát minh ra mô hình điểm số Z là giáo sư Edward.I.Altman, trường Kinh doanh Leonard N.Stem, thuộc trường Đại học NewYork. Đại lượng Z là xác định phụ thuộc vào giá trị các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp và hệ số tương quan của các chỉ tiêu tài chính với đại lượng Z.

Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với người đi vay và phụ thuộc vào:

+ Trị số của các chỉ số tài chính của người vay.

+ Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ. Từ đó Altman đã xây dựng mô hình điểm như sau:

Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0X5 Trong đó: X1: Hệ số vốn lưu động / tổng tài sản Trong đó: X1: Hệ số vốn lưu động / tổng tài sản X2: Hệ số lãi chưa phân phối / tổng tài sản

X3: Hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi / tổng tài sản

X4: Hệ số giá trị thị trường của tổng vốn sở hữu / giá trị hạch toán của nợ.

X5: Hệ số doanh thu / tổng tài sản

Trị số Z càng cao, thì xác suất vỡ nợ của người đi vay càng thấp. Ngược lại, trị số Z thấp hoặc là một số âm thì đó là căn cứ xếp KH vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao.

1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụng cao.

- Hai là, theo mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ

Công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp thông thường gồm 05 bước

Bước 1: Thu thập thông tin

Để phân tích tài chính của doanh nghiệp phục vụ cho công tác chấm điểm và đánh giá doanh nghiệp thì cán bộ tín dụng phải thu thập và sử dụng mọi nguồn thông tin. Thông tin có tầm quan trọng rất lớn, do đó yêu cầu phải thu thập thông tin không chỉ chính xác mà còn phải đầy đủ và toàn diện.

Để đánh giá một cách cơ bản về tình hình tài chính của doanh nghiệp, có thể sử dụng nguồn thông tin kế toán trong nội bộ doanh nghiệp như một nguồn thông tin quan trọng bậc nhất. Bên cạnh đó cũng cần phải quan tâm thu thập các thông tin chung như các thông tin liên quan đến trạng thái nền kinh tế, cơ hội kinh doanh, chính sách thuế…

Bước 2: Xác định ngành nghề kinh doanh

Mỗi doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề, lĩnh vực khác nhau sẽ có mức vốn, khả năng sinh lời, khả năng cạnh tranh, vị thế của doanh nghiệp trong nền kinh tế là khác nhau. Các ngành nghề khác nhau sẽ có nhu cầu vốn, khả năng sinh lời khác nhau, vì vậy nó có ảnh hưởng lớn để quyết định về hạn mức tín dụng và lãi suất…Vì vậy, hệ thống chấm điểm tín dụng quan tâm đến yếu tố ngành nghề, lĩnh vực là cần thiết.

Bước 3: Xác định qui mô doanh nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quy mô doanh nghiệp ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh, khả năng sinh lời, khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Đối với ngân hàng, một doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ được đánh giá cao hơn so với một doanh nghiệp có quy mô nhỏ.

Việc xác định quy mô doanh nghiệp, đánh giá chính xác hợp lý, cán bộ tín dụng phải biết kết hợp phân tích các chỉ tiêu về quy mô, như: Vốn, tiêu thức về doanh thu, tiêu thức về nghĩa vụ thuế, tiêu thức về lao động.

Ở Việt Nam, các NHTM thường áp dụng 04 nhóm chỉ tiêu tài chính:

Nhóm chỉ tiêu thanh toán: Được sử dụng để đánh giá khả năngđáp ứng khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Gồm hai chỉ tiêu:

+ Khả năng thanh toán hiện hành: Cho biết mức độ các khoản nợ ngắn hạn của chủ nợ được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong giai đoạn tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó.

TSLĐ và đầu tư ngắn hạn Khả năng thanh toán =

Nợ ngắn hạn

+ Khả năng thanh toán nhanh: Cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ.

TSLĐ và đầu tư ngắn hạn – Hàng tồn kho Khả năng thanh toán nhanh =

Nợ ngắn hạn

Nhóm chỉ tiêu hoạt động: là nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho việc sử dụng tài nguyên, nguồn lực của doanh nghiệp; nó được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Nhóm này gồm 03 chỉ tiêu: Vòng quay hàng tồn kho, kỳ thu tiền bình quân, hiệu suất sử dụng tổng tài sản.

Nhóm chỉ tiêu cân nợ: là nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính cũng như khả năng sử dụng nợ vay của doanh nghiệp. Nhóm này gồm 03 chỉ tiêu: Hệ số nợ, hệ số tự trả nợ, nợ quá hạn trên tổng dư nợ ngân hàng.

Nhóm chỉ tiêu thu nhập: là nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp nhất của một doanh nghiệp. Nhóm này gồm 03 chỉ tiêu: Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm; doanh lợi vốn chủ sở hưu; doanh lợi tài sản.

Bước 5: Tổng hợp kết quả điểm về xếp hạng doanh nghiệp

Sau khi xác định quy mô doanh nghiệp, đánh giá các chỉ tiêu, cán bộ tín dung phải tổng hợp kết quả điểm và xếp loại doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP tại NGÂN HÀNG TMCP sài gòn THƯƠNG tín CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH (Trang 29 - 33)