ĐVT: Trăm triệu đồng Kết quả
2.2.3.2. Thực trạng trong công tác ngăn ngừa rủi ro tín dụng
Đây là một biện pháp trong quá trình kiểm soát RRTD cần phải thực hiện. Do đó, Sacombank – Chi nhánh Quảng Bình luôn chú trọng, quan tâm hàng đầu đến công tác ngăn ngừa rủi ro tín dụng cho vay khách hàng doanh nghiệp.
Qua thực tế các năm lại đây, Chi nhánh ngân hàng đã sử dụng các biện pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng cho vay khách hàng sau:
- Thứ nhất, sử dụng các biện pháp ngăn ngừa rui ro tín dụng bằng bảo đảm tiền vay.
Bảng 2.9 Tình hình cho vay theo tài sản đảm bảo
ĐVT: %
Chỉ tiêu
Tỷ lệ qua các năm Tốc độ tăng giảm % Năm 2018 Tỷ lệ % Năm 2019 Tỷ lệ % Năm 2020 Tỷ lệ % 2019/ 2018 2020/2019 Tổng dư nợ CVDN 572.000 697.000 868.000 21,8% 24,5% Tổng dư nợ có TSĐB 566.852 100 691.424 100 861.056 100 21,98% 24,53% Dư nợ có TSĐB là nhà đất 326.100 57,5 345.710 50,0 385.140 44,7 6,01% 11,41% Dư nợ có TSĐB là
phương tiện vận tải 121.000 21,3 154.000 22,3 268.000 31,1 27,27% 74,03% Dư nợ có TSĐB là
máy móc thiết bị 68.752 12,1 123.564 17,9 136.856 15,9 79,72% 10,76% Dư nợ có TSĐB là
Dư nợ không có đảm bảo bằng tài sản
5.148 5.576 6.944 8,31% 24,53%(Nguồn: Sacombank-CN Quảng Bình) (Nguồn: Sacombank-CN Quảng Bình)
Hiện tại Chi nhánh chỉ chủ yếu áp dụng cho vay có tài sản đảm bảo; việc cho vay không có tài sản đảm bảo chỉ áp dụng với các khách hàng lớn, uy tín, quan hệ lâu năm với Chi nhánh, có mức xếp hạng AAA trở lên.
Qua số liệu bảng 2.9 cho thấy tỷ trọng cho vay không có đảm bảo bằng tài sản giảm dần qua các năm, như vậy thấy rằng Chi nhánh đã chú trọng hơn trong việc quản trị rủi ro tín dụng. Về cho vay có đảm bảo bằng tài sản thì cho vay đảm bảo bằng tài sản là nhà đất luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ, năm 2018 chiếm 57,5%, năm 2019 chiếm 50%, năm 2020 chiếm 47,7%; đối với tài sản đảm bảo bằng phương tiện vận tải cũng chiếm tỷ lệ khá cao, chiếm từ 21% đến 31% qua các năm. Điều này là do Ban lãnh đạo Chi nhánh có chủ trương xác định tài sản đảm bảo bằng nhà đất và phương tiện vận tải có độ rủi ro thấp, đảm bảo thu hồi được nợ nếu khách hàng vi phạm hợp đồng, phải thu hồi qua thanh lý tài sản đảm bảo. Dư nợ có đảm bảo bằng tài sản là giấy tờ có giá trị và máy móc thiết bị có tỷ trọng nhỏ do đây là loại tài sản đảm bảo mà ngân hàng khó quản lý, khó định giá và khả năng thu hồi nợ thấp (đối với TSĐB là giầy tờ có giá trị chỉ chiếm từ 8,3 đến 9,9%; TSĐB là máy móc thiết bị chiếm từ 11 đến 17,9%).
Trong định kỳ 6 tháng, cán bộ tín dụng sẽ thực hiện việc định giá lại tài sản đảm bảo và dựa trên giá trị thị trường, giá trị sổ sách, khấu hao tài sản để định giá lại. Tuy nhiên, việc định giá này do thời gian dài và giá trị thị trường của tài sản biến động liên tục nên sẽ gây ra sự chênh lệch giữa giá trị số sách so với giá trị thị trường, nhất là đối với thị trường bất động sản biến động như hiện nay, nên có thể rủi ro tín dụng xảy ra.
Ngoài ra, theo quy định của Chi nhánh, định kỳ 6 tháng 1 lần kiểm tra tài sản đảm bảo, như vậy đối với sự phát triển nhanh của nền kinh tế thị trường thì đây là một thời gian dài, doanh nghiệp có thể thực hiện bán tài sản đảm bảo là máy móc thiết bị mà cán bộ tín dụng không biết, nên hiệu quả của biện pháp này là chưa cao và khó có thể thực hiện tốt được.
- Thứ hai, thực hiện việc kiểm tra giám sát trước, trong và sau khi cho vay. Hiện tại, công tác cho vay và kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi cho khách hàng vay của Chi nhánh có sự phối hợp của 3 bộ phận đó là:
+ Bộ phận quan hệ khách hàng: giao dịch trực tiếp với khách hàng, thẩm định xét duyệt cho vay và các công việc liên quan.
+ Bộ phận quản lý rủi ro và nợ có vấn đề: thực hiện thẩm định, đề xuất cấp tín dụng trình ban giám đốc, cấp tín dụng trong hệ thống INCAS – hệ thống quản lý thông tin tài khoản khách hàng chi nhánh. Thực hiện nhiệm vụ tập họp, phân loại và xử lý các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
+ Bộ phận kiểm tra, quản trị nội bộ: rà soát, đánh giá độc lập, khách quan về đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tính tuân thủ quy định, chính sách nội bộ, thủ tục, quy trình đã được thiết lập trong Chi nhánh.
Trong thời gian qua thì các bộ phận này vẫn chưa phối hợp tốt với nhau và chưa đưa ra được những đánh giá chuẩn xác về rủi ro tín dụng nên nợ xấu của Chi nhánh vẫn còn ở mức cao. Phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề tại Chi nhánh vẫn chưa phát huy được hết vai trò của mình, chưa có những cảnh bảo về rủi ro tín dụng về dư nợ vay đang tập trung vào một số ngành có rủi ro cao.
Tuy nhiên, bắt đầu từ ngày 11/3/2019 Sacombank chính thức triển khai hệ thống khởi tạo, phê duyệt và quản lý cấp tín dụng (LOS) sau hơn 1 năm đầu tư xây dựng. Quá trình triển khai sẽ được chia ra thành 04 đợt lần lượt tại Trung tâm và các chi nhánh. Thông qua việc triển khai LOS, Sacombank sẽ chuẩn hóa toàn bộ hồ sơ theo khách hàng và dữ liệu, tăng tính năng bảo mật an toàn, góp phần nâng cao năng lực quản trị rủi ro của Sacombank theo tiêu chuẩn BaseII. Bằng việc liên kết các hệ thống này, LOS cho phép người dùng tra cứu thông tin lịch sử giao dịch của khách hàng (mức cấp, dư nợ, doanh số tiền vay và các khoản giao dịch tiền gửi thanh toán) một cách nhanh chống, như vậy sẽ thuận lợi trong việc thẩm định hồ sơ vay nhanh chống và thuận lợi trông quá trình trình phê duyệt lần sau. Ngoài ra, từ những tính năng ưu việt của LOS thì nó là công cụ hổ trợ giám sát, quản trị rủi ro từ xa được tốt hơn đối với các hồ sơ tín dụng để có sự chỉ đạo, điều chỉnh kịp thời
trong hoạt động cho vay của ngân hàng.