Thực trạng sử dụng các biện pháp chuyển giao rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP tại NGÂN HÀNG TMCP sài gòn THƯƠNG tín CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH (Trang 76 - 77)

ĐVT: Trăm triệu đồng Kết quả

2.2.3.4. Thực trạng sử dụng các biện pháp chuyển giao rủi ro tín dụng

Để thực hiện biện pháp chuyển giao rủi ro tín dụng, Chi nhánh ngân hàng đã sử dụng 02 biên pháp sau:

Thứ nhất, sử dụng biện pháp bảo lãnh của bên thứ ba: Chi nhánh ngân hàng đã áp dụng việc yêu cầu các cá nhân, tổ chức dùng tài sản của mình để bảo lãnh cho doanh nghiệp, để đảm bảo cho dư nợ vay vốn của doanh nghiệp. Song, Chi nhánh ngân hàng vẫn cho vay thanh toán trước tiền mua vật tư hàng hóa mà không yêu cầu bên hưởng thụ phải có bảo lãnh ứng trước, các hợp đồng mua bán vật tư của doanh nghiệp không có bảo lãnh thực hiện hợp đồng do đó dễ dẫn đến bên đối tác của doanh nghiệp không thực hiện thanh toán, chậm thanh toán hoặc tự ý hủy hợp đồng kinh tế. Việc này dễ gây ra rủi ro tín dụng cho Chi nhánh ngân hàng.

Thứ hai, yêu cầu doanh nghiệp vay vốn mua bảo hiểm tín dụng, bảo hiểm tài sản: Chi nhánh Sacombank đã ký kết hợp đồng đại lý độc quyền Sacombank và Dai-ichi life Việt Nam với độc quyền dài hạn 20 năm, đồng thời thành lập Công ty Bảo hiểm PTI – Sacombank và Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Sacombank và đã triển khai nhiều chương trình và sản phẩm bảo hiểm tín dụng, như: Bảo hiểm Sacombank Covid, Bảo hiểm An tâm hạnh phúc Sacombank,.... Chi nhánh đã tiến hành triển khai đến các cán bộ quan hệ khách hàng để bán chéo các sản phẩm bảo hiểm nhưng tỷ trọng dư nợ được mua bảo hiểm là rất thấp. Chủ yếu là dư nợ được mua bảo hiểm cho tài sản đảm bảo là phương tiện vận tải, dư nợ được mua bảo hiểm cho tài sản đảm bảo là nhà cửa, xí nghiệp, máy móc…. Chiếm tỷ lệ rất ít và hầu như không đáng kể. Chi nhánh vẫn chưa thực hiện đầy đủ các hình thức bảo hiểm đối với các khoản vay của doanh nghiệp vay vốn. Bảo hiểm tín dụng có ý

nghĩa rất quan trọng trong việc chia sẻ rủi ro tín dụng nhưng vẫn chưa được Chi nhánh áp dụng triệt để và quan tâm đúng mức.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP tại NGÂN HÀNG TMCP sài gòn THƯƠNG tín CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH (Trang 76 - 77)