Tăng cường hiệu quả công cụ bảo hiểm và bảo đảm tiền vay

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP tại NGÂN HÀNG TMCP sài gòn THƯƠNG tín CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH (Trang 108 - 109)

- Trong hoạt động tín dụng, thông tin về khách hàng vay vốn có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngân hàng Thông tin tín dụng phản ánh bản chất của khoản tín

3.2.5.5. Tăng cường hiệu quả công cụ bảo hiểm và bảo đảm tiền vay

Rủi ro tín dụng cho vay xuất phát từ nhiều nguyên nhân rất đa dạng mà đôi khi những nguyên nhân đó ngân hàng không thể lường trước được. Để phòng ngừa RRTD ngân hàng cần phải sử dụng công cụ bảo hiểm và bảo đảm tiền vay để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng gây ra cho ngân hàng.

Hiện nay, trước khi quyết định cho vay thì ngân hàng thường yêu cầu khách hàng phải có đảm bảo và mua bảo hiểm. Đảm bảo có thể là: đảm bảo bằng tài sản thế chấp, bảo lãnh của bên thứ ba, đảm bảo bằng cầm cố, đảm bảo bằng uy tín của người đi vay. Trong các hình thức đảm bảo trên thì đảm bảm bằng tài sản thế chấp được coi là hình thức đảm bảo hàng đầu, vì đây là hình thức đảm bảo mà ngân hàng có thể thu hồi nợ cao nhất khi khách hàng không có khả năng trả nợ. Tuy nhiên, Chi nhánh vẫn cần chưa có sự kiểm tra chặt chẽ về tài sản đảm bảo cũng như tính chính

xác về giầy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản của khách hàng, nên có việc khách hàng dùng một tài sản để thế chấp vay nhiều chỗ; việc mua bảo hiểm tín dụng còn rất ít, chỉ một số doanh nghiệp mua bảo hiểm đối với tài sản vật tư, trang thiết bị. Vì vậy, Chi nhánh ngân hàng cần quan tâm và thường xuyên có sự kiểm tra chặt chẽ về tài sản đảm bảo của khách hàng vay doanh nghiệp, cần quan tâm tới việc định giá chính xác tài sản, đặc biệt đối với tài sản là bất động sản, nhà xưởng, dây chuyền, máy móc thiết bị; điều này đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có kiến thức cơ bản về bất động sản, nhà đất, giá cả thực và những biến động của nó trên thị trường. Cần quan tâm vận động khách hàng doanh nghiệp mua bảo hiểm tín dụng, như bảo hiểm chăn nuôi trâu bò nếu vay tiêu dụng sản xuất, hay bảo hiểm vật tư trang thiết bị...

Hiện nay mức vốn tự có tham gia vào phương án dự án thông thường là 30% vốn tự có của khách hàng, đề xuất nên tùy theo từng lĩnh vực ngành hàng có độ rủi ro cao thì mức độ vốn tự có của khách hàng tham gia cũng phải cao, nhằm tăng cường thêm năng lực tài chính của khách hàng, mặt khác cũng làm hạn chế bớt rủi ro cho ngân hàng. Đối với hình thức cho vay tín chấp, nên áp dụng cho vay tín chấp đối với các doanh nghiệp vay vốn có xếp hạng tín dụng từ AAA trở lên, và đối với doanh nghiệp vay vốn có đủ điều kiện cho vay tín chấp nhưng không còn tài sản đảm bảo, Chi nhánh nên thỏa thuận với doanh nghiệp các điều khoản bổ sung trong hợp đồng tín dụng về việc dùng tài sản đảm bảo bổ sung của bên thứ ba hoặc chấp nhận để Chi nhánh thu nợ trước hạn nếu doanh nghiệp vay vốn bị xuống hạng. Điều này đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ ngân hàng và đảm bảo tỷ lệ dư nợ tối đa trên tài sản đảm bảo của doanh nghiệp vay vốn.

Việc định giá tài sản đảm bảo nên được Chi nhánh thực hiện định kỳ 3 tháng/lần để có thể đánh giá chính xác giá trị thị trường của tài sản đảm bảo trong tình hình thị trường biến động liên tục như hiện nay. Ngoài ra, Chi nhánh nên có quan hệ tốt với địa phương để tránh vướng mắc trong quá trình xử lý tài sản thế chấp.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP tại NGÂN HÀNG TMCP sài gòn THƯƠNG tín CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH (Trang 108 - 109)