Thực trạng trong công tác né tránh rủi ro

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP tại NGÂN HÀNG TMCP sài gòn THƯƠNG tín CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH (Trang 68 - 71)

ĐVT: Trăm triệu đồng Kết quả

2.2.3.1. Thực trạng trong công tác né tránh rủi ro

Ngay từ khâu tiếp cận khách hàng, ngân hàng đã có thể kiểm soát rủi ro bằng biện pháp né tránh như không thực hiện cho vay đối với những khách hàng không thuộc danh mục cho vay, từ chối những khách hàng không hội đủ điều kiện vay vốn.

Điều này giúp ngân hàng loại bỏ ngay từ đầu những khách hàng vay có tiềm ẩn rủi ro.

Bảng 2.8. Kết quả thẩm định và cấp tín dụng cho khách hàng

Chỉ tiêu

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Hồ sơ đề nghị cấp TD 795 100 865 100 873 100 Đồng ý cấp TD 683 85,91 741 85,66 738 84,54 Từ chối cấp TD 112 14,09 124 14,34 135 15,46

(Nguồn: Ngân hàng Sacombank - CN Quảng Bình)

Thông qua kết quả thẩm định, chi nhánh quyết định chính sách cho vay đối với khách hàng, trên cơ sở tuân thủ điều kiện cấp tín dụng của Sacombank. Tại Chi nhánh, hồ sơ cấp tín dụng được thẩm định tập trung tại Phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề. Cán bộ thẩm định là những người có kinh nghiệm tín dụng, có trình độ, năng lực thực sự trong việc thẩm định để đảm bảo khoản cấp tín dụng phải được thẩm định kỹ, không bỏ qua yếu tố nào để tránh rủi ro cho khoản cấp tín dụng. Việc thẩm định tín dụng được thực hiện với 100% khoản vay (trừ các khoản vay cầm cố giấy tờ có giá).

Qua số liệu bảng 2.8, cho thấy số lượng hồ sơ từ chối cấp tín dụng tăng qua các năm. Điều này là do những năm trước nợ xấu của Chi nhánh tăng cao nên Chi nhánh đã thực hiện việc thẩm định hồ sơ một cách chặt chẽ hơn để hạn chế rủi ro tín dụng. Tuy nhiên công tác thẩm định của Chi nhánh còn bộc lộ một số vấn đề như:

- Kết quả của quyết định cho vay gần như phụ thuộc vào ý kiến nhận xét và đề xuất của bộ phận quản lý rủi ro và nợ có vấn đề. Tuy nhiên ý kiến nhận xét và đề xuất của bộ phận này chủ yếu dựa trên hồ sơ và báo cáo thẩm định mà bộ phận quan hệ khách hàng cung cấp nên thiếu sự tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và các thông tin liên quan đến khoản vay nên có thể đưa ra ý kiến tham mưu không chính xác.

- Hiện nay, bộ phận thẩm định thuộc phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề chịu sự quản lý của Ban giám đốc cho nên dưới áp lực cạnh tranh và bối cảnh kinh tế khó khăn, đôi khi kết quả thẩm định còn mang ý chí chủ quan của Ban lãnh đạo mà thiếu sự độc lập.

- Giới hạn tín dụng đối với khách hàng vay vốn, bao gồm: Giới hạn dư nợ vay ngắn hạn, giới hạn dư nợ vay trung dài hạn và giới hạn bảo lãnh. Định kỳ hàng năm, Chi nhánh đều phê duyệt giới hạn tín dụng trên một khách hàng và khách hàng sẽ được duy trì dư nợ trong giới hạn tín dụng trong vòng 1 năm kể từ ngày phê duyệt giới hạn tín dụng. Căn cứ để xác định giới hạn tín dụng là nhu cầu vốn cần thiết và nhu cầu bảo lãnh trong năm sau khi trừ đi phần vốn chủ sở hữu và vốn khác của doanh nghiệp vay vốn. Việc này giúp cho Chi nhánh đánh giá và xác định lại giới hạn tín dụng cho phù hợp với kế hoạch kinh doanh của khách hàng. Tuy nhiên việc giới hạn tín dụng đối với khách hàng vay vốn tại Chi nhánh cũng có những bất ổn như: Thời gian xác định giới hạn tín dụng dài làm cho giới hạn không sát với nhu cầu vốn kinh doanh của khách hàng; nhiều doanh nghiệp không đạt được kế hoạch kinh doanh đã đề ra ở đầu năm hoặc doanh nghiệp có thể lợi dụng giới hạn tín dụng còn dư để lập chứng từ giả để rút tiền vay lớn hơn so với nhu cầu phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc giới hạn tín dụng còn bất cập khi Chi nhánh chưa đưa ra giới hạn tín dụng cao nhất trên một doanh nghiệp vay vốn để giới hạn được rủi ro tín dụng.

- Biến đổi rủi ro tín dụng về mức chấp nhận để cho vay: là việc cán bộ tín dụng đưa rủi ro tín dụng về mức chấp nhận để cho doanh nghiệp vay là để vừa không bỏ đi những cơ hội mang lại thu nhập cho Chi nhánh, lại vừa đảm bảo rủi ro tín dụng ở mức chấp nhận được. Tuy nhiên, trong thực tế khi đánh giá xếp hạng doanh nghiệp mới, cán bộ quan hệ khách hàng của Chi nhánh thường bỏ qua biện pháp nay. Khi tiến hành xếp hạng doanh nghiệp, nếu kết quả xếp hạng dưới BB, cán bộ quan hệ khách hàng chủ động từ chối cho vay.

- Cho vay đồng tài trợ: Chi nhánh kêu gọi cho vay đồng tài trợ đối với dự án cho vay dự án có giá trị lớn, thời gian cho vay dài hạn. Hiện tại, Chi nhánh đã và đang triển khai dự án cho vay đồng tài trợ với các ngân hàng, như: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng Đầu tư và phát triển, Chi nhánh Ngân hàng Công thương trong hệ thống. Đó là dự án Sân Gôn, Dự án FLC, Dự án View Ven Sông,... Chi nhánh chọn hình thức cho vay đồng tài trợ đối với các dự án lớn và thời gian cho vay dài là hợp lý nhằm để lường được những rủi ro tín dụng trong

tương lai cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP tại NGÂN HÀNG TMCP sài gòn THƯƠNG tín CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w