Đốivới trụ sở chính Sacombank

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP tại NGÂN HÀNG TMCP sài gòn THƯƠNG tín CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH (Trang 109 - 111)

- Trong hoạt động tín dụng, thông tin về khách hàng vay vốn có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngân hàng Thông tin tín dụng phản ánh bản chất của khoản tín

3.3.1. Đốivới trụ sở chính Sacombank

cấp, quản lý và thực hiện tín dụng trong nội bộ để ngày càng đáp ứng yêu cầu về chất lượng dịch vụ của khách hàng cũng như tăng khả năng cạnh tranh trên địa bàn nhưng vẫn đảm bảo việc quản trị rủi ro tín dụng cho vay khách hàng doanh nghiệp. Tăng thời gian của bước thu thập thông tin phục vụ công tác thẩm định tín dụng trong quy trình cho vay. Hiện nay, thời gian quy định thực hiện bước này là quá ngắn, không đủ thời gian để bộ phận thẩm định tìm hiểu, thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau để đưa vào xử lý, đánh giá, phân tích và sử dụng thông tin hỗ trợ cho công tác thẩm định tín dụng.

- Cần nghiên cứu cải tiến và bổ sung hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cụ thể và chi tiết cho từng loại đối tượng khách hàng khác nhau, đảm bảo kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ phản ánh đúng với tình hình thực tế của khách hàng và hỗ trợ đắc lực cho Chi nhánh trong việc phân loại khách hàng để chính sách tín dụng đối với từng đối tượng khách hàng cụ thể.

- Xây dựng bộ phận thu thập, hệ thống hóa và cập nhật thông tin, hệ thống thông tin cảnh báo sớm rủi ro tín dụng. Thành lập công ty mua bán nợ và khai thác tài sản trực thuộc Sacombank với chức năng mua bán nợ, khai thác tài sản đảm bảo và dịch vụ thẩm định tài sản.

- Việc sử dụng dự phòng để bù đắp rủi ro đưa khoản nợ xấu ra ngoại bảng cần được quy định thông thoáng hơn. Đối với các Chi nhánh có đủ khả năng tài chính nếu nợ xấu đã ở nhóm 4,5 thì cho phép xử lý đưa ra ngoại bảng bằng quỹ dự phòng, trường hợp thiếu thì cho phép trích thẳng vào chi phí.

- Thành lập bộ phận kiểm tra, giám sát Chi nhánh, quản lý rủi ro và nợ có vấn đề trực thuộc hội sở chính. Vì hiện nay, bộ phận quản lý rủi ro rất khó thể hiện được tính độc lập vì các Chi nhánh không có nhân sự để thành lập riêng. Để bộ phận này có những quan điểm độc lập trong quá trình xét duyệt cho vay thì bộ phận này cần trực thuộc hội sở chính, kiểm tra, giám sát từng khoản vay lớn của Chi nhánh; từ đó đảm bảo được minh bạch, hạn chế được các ý kiến chủ quan của Giám đốc Chi nhánh.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP tại NGÂN HÀNG TMCP sài gòn THƯƠNG tín CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH (Trang 109 - 111)