Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP tại NGÂN HÀNG TMCP sài gòn THƯƠNG tín CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH (Trang 80 - 81)

- Chi nhánh đã chú trọng việc tăng trưởng tín dụng, đặc biệt là tín dụng ngắn hạn, tăng trưởng tín dụng đi đôi với quản trị chất lượng tín dụng; tập trung cho vay

2.3.2. Những mặt hạn chế

- Số lượng cán bộ làm công tác tín dụng của Chi nhánh còn ít, chưa đáp ứng kịp thời việc xử lý hồ sơ, thẩm định và giám sát khách hàng vay vốn.

- Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Chi nhánh chưa đáp ứng được yêu cầu về việc lựa chọn khách hàng và quản trị rủi ro. Bộ chỉ tiêu của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ còn cứng nhắc, chưa phù hợp với thực tế nên kết quả chấm điểm không phản ánh đúng tình hình thực tế của doanh nghiệp dẫn đến phân loại nợ chưa đúng với thực tế.

- Công tác nhận diện rủi ro chưa được thực hiện thống nhất, bài bản, chưa có hệ thống thông tin đầy đủ, cập nhật về khách hàng. Công tác thẩm định khách hàng vay chủ yếu tập trung vào thẩm định về tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính mà doanh nghiệp cung cấp; thiếu các biện pháp để kiểm tra tính xác thực của các báo cáo tài chính nên kết quả thẩm định chưa thực sự đáng tin cậy.

- Việc cấp tín dụng của Chi nhánh chỉ tập trung vào một số ngành nghề, lĩnh vực, chưa đa dạng hóa về cho vay trong các ngành nghề khác. Chủ yếu là các ngành bất động sản, xây dựng, điện, thương mại dịch vụ… Các nhóm ngành khác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Việc tập trung quá nhiều vào một nhóm ngành sẽ làm cho Chi nhánh gặp rủi ro cao khi thị trường của nhóm ngành đó gặp khó khăn.

- Sự phối hợp của phòng quan hệ khách hàng và phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề chưa thật sự tốt. Ý kiến của phòng phê duyệt hỗ trợ tín dụng còn phụ thuộc nhiều vào hồ sơ thẩm định của phòng quan hệ khách hàng mà thiếu sự tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Chưa có sự tách bạch rõ ràng trong quy định về trách nhiệm,

quyền hạn thực hiện công tác xử lý nợ xấu, nợ có vấn đề giữa các phòng liên quan. - Hiện nay ở Chi nhánh, chưa thực hiện đầy đủ các biện pháp nhằm hạn chế các rủi ro xảy ra của các khoản vay như: mua bảo hiểm tài sản, các hình thức bảo lãnh ngân hàng, sử dụng các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Bảo hiểm tín dụng chưa được quy định cụ thể về đối tượng phải mua bảo hiểm tín dụng. Chỉ có các tài sản đảm bảo là bất động sản, phương tiện vận tải, ô tô mới yêu cầu mua bảo hiểm còn các tài sản khác thì không phải mua bảo hiểm nên tỷ trọng tài sản đảm bảo được mua bảo hiểm là rất thấp. Bảo hiểm cho đối tượng vay vốn hầu như không có.

- Công tác kiểm tra giám sát trong và sau khi cho vay chưa được thường xuyên và thực hiện hiệu đúng mức. Việc đánh giá, tính toán lại tài sản đảm bảo 6 tháng/lần, giới hạn tín dụng 1 năm/lần mà Chi nhánh đang thực hiện là dài, không bám sát được việc giảm giá trị của tài sản đảm bảo, nhu cầu vốn vay thực tế của khách hàng. Công tác này vẫn còn mang tính hình thức, thực hiện qua loa, không chặt chẽ đúng theo quy trình nên không sớm phát hiện được những khoản nợ có nguy cơ quá hạn và phát sinh nợ xấu.

- Nguồn tài trợ rủi ro hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào quỹ trích lập dự phòng, thu hồi nợ xấu và thanh lý tài sản đảm bảo. Các nguồn bên ngoài như bảo hiểm tín dụng, bán nợ… được Chi nhánh thực hiện một cách rất hạn chế.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP tại NGÂN HÀNG TMCP sài gòn THƯƠNG tín CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH (Trang 80 - 81)