Phương pháp định lượng

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP tại NGÂN HÀNG TMCP sài gòn THƯƠNG tín CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH (Trang 63 - 68)

ĐVT: Trăm triệu đồng Kết quả

2.2.2.1. Phương pháp định lượng

Chi nhánh ngân hàng bằng phương pháp trực tiếp sử dụng hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp, phân loại nhóm nợ để đo lường xác suất xảy ra rủi ro đối với một khoản vay cấp cho khách hàng đó, cụ thể bằng quy trình chấm điểm khép kín bắt đầu từ khâu thu thập thông tin, xác định ngành nghề kinh doanh đến chấm điểm quy mô doanh nghiệp, chấm điểm các chỉ số tài chính, chấm điểm các chi phí tài chính và cuối cùng là xếp hạng khách hàng doanh nghiệp.

* Đánh giá, xếp hạng và sàng lọc khách hàng DN

Bảng 2.5. Kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng cho vay khách hàng DN

Xếp hạng

Chính sách tín

dụng

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Số lượng KH Tỷ trọng (%) Số lượng KH Tỷ trọng (%) Số lượng KH Tỷ trọng (%) AAA Mở rộng TD 28 3,97 27 3,58 24 2,96 AA 55 7,80 58 7,69 52 6,40 A 41 5,82 45 5,97 36 4,43 BBB Duy trì TD 286 40,57 173 22,94 229 28,20 BB 180 25,53 326 43,24 283 34,86 B 73 10,35 75 9,95 124 15,27 CCC Hạn chế TD 24 3,40 28 3,71 30 3,69 CC 17 2,42 19 2,52 25 3,08 C Chấm dứt TD 1 0,14 1 0,13 4 0,49 D 0 0 2 0,27 5 0,62 Tổng 705 100 754 100 812 100

(Nguồn: Sacombank-CN Quảng Bình)

Ngoài ra, Chi nhánh ngân hàng đã thực hiện việc thẩm định rủi ro song song với việc thẩm định phương án và chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Sacombank – Chi nhánh Quảng Bình được lập trình sẵn; cán bộ quan hệ khách hàng

chỉ cần dùng user của mình để nhập các thông tin khách hàng vào hệ thống theo yêu cầu của phần mềm; phần mềm sẽ thực hiện chấm điểm và xếp hạng tín dụng theo các tiêu chí: chấm điểm tài chính và phi tài chính có trọng số để tính điểm xếp hạng tín chung cho khách hàng.

Qua số liệu bảng 2.5 trên cho thấy số lượng khách hàng có chính sách hạn chế tín dụng và chấm dứt tín dụng chiếm tỷ trọng rất thấp. Điều này cho thấy Chi nhánh đánh giá cao các khách hàng đang quan hệ tín dụng với mình. Tuy nhiên qua các năm ta thấy rằng số lượng khách hàng có chính sách hạn chế tín dụng và chấm dứt tín dụng tăng lên và khách hàng có chính sách mở rộng tín dụng giảm, chủ yếu đa số khách hàng thuộc chính sách duy trì tín dụng. Sở dĩ như vậy là do giai đoạn này nợ xấu của Chi nhánh tăng cao, Chi nhánh tiến hành thắt chặt việc xếp hạng tín dụng nhằm đánh giá một cách chính xác hơn về khả năng tài chính của doanh nghiệp và để quản trị rủi ro tín dụng.

Tuy nhiên việc chấm điểm xếp hạng tín dụng tại chi nhánh vẫn mang tính hình thức, kết quả xếp hạng tín dụng chưa phản ánh trung thực và khách quan tình trạng thực tế của khách hàng.

* Nguyên nhân của việc này là do:

- Bộ chỉ tiêu chấm điểm dùng chung cho mọi đối tượng khách hàng doanh nghiệp của Chi nhánh là chưa phù hợp. Vì giữa các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ có sự khác biệt rất lớn về lịch sử hoạt động của doanh nghiệp, quy mô vốn, quy mô tài sản, doanh thu… Do đó một bộ chỉ tiêu chung áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp sẽ không phản ánh chính xác thực trạng doanh nghiệp.

- Hệ thống chấm điểm nội bộ chưa có được mức chuẩn chung về tình hình tài chính, tốc độ tăng trưởng, khả năng sinh lời… của riêng từng ngành và được cập nhật thường xuyên để so sánh kết quả chấm điểm của khách hàng trong cùng ngành nên chưa thể phản ánh đúng thực trạng doanh nghiệp.

- Hệ thống chỉ chấm điểm, xếp hạng mà chưa có các tiêu chí kết luận như xác suất vỡ nợ, tỷ lệ tổn thất khi thanh lý, tỷ lệ lỗ dự kiến… để cảnh báo rủi ro tín dụng cụ thể cho từng khoản vay.

- Các chỉ tiêu đầu vào của khách hàng như báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo thu nhập chưa chính xác, minh bạch, công khai. Các thông tin chấm điểm phi tài chính thì mang tính chủ quan của cán bộ quan hệ khách hàng.

Việc nhận dạng rủi ro đối với những khoản vay đã giải ngân được cán bộ tín dụng thực hiện trên cơ sở phân tích tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, công tác thu hồi nợ, lãi vay, qua đó sẽ xem xét, phân tích tình hình dư nợ và nợ xấu của chi nhánh trong từng thời kỳ. Tại chi nhánh, việc phân loại nợ về nguyên tắc hiện nay thực hiện theo quy định tại Thông tư 02/2013/TT-NNHH ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc phân lọai tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong họat động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Thông tư 12/2013/TT-NNHH ngày 27/5/2013 và Thông tư 09/2014/TT-NHHH ngày 18/3/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2013/TT-NNHH ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phân lọai tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong họat động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Ngoài ra, Sacombank Chi nhánh Quảng Bình còn thực hiện các quy định về việc phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Sacombank và dựa vào một số căn cứ khác để đánh giá, phân loại các nhóm nợ tương ứng với mục độ rủi ro trong cho vay khách hàng doanh nghiệp. cụ thể:

* Căn cứ phân loại nhóm nợ

Bảng 2.6. Căn cứ phân loại nhóm nợ của Sacombank

khoản nợ & Cam kết ngoại bảng Khách hàng định chế tài chính Khách hàng là tổ chức (không bao gồm định chế tài chính), cá nhân, hộ gia đình Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) - Các khoản nợ có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn

- Các CKNB có khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo cam kết Hạng AAA Hạng AA Hạng A Hạng BBB Hạng BB Hạng B Hạng AAA Hạng AA Hạng A Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) - Các khoản nợ có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi nhưng có dấu hiệc khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

- Các CKNB mà khách hàng có khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng thực hiện cam kết.

Hạng CCC Hạng BBB Hạng BB

Nhóm 3 - Các khoản nợ không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn và có khả năng tổn thất.

- Các CKNB mà khách hàng không có khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo cam kết

Hạng CC Hạng B Hạng CCC Hạng CC Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) - Các khoản nợ có khả năng tổn thất cao - Các CKNB mà khả năng khách hàng không thực hiện cam kết là rất cao Hạng C Hạng C

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)

- Các khoản nợ không còn khả năng thu hồi, mất vốn. - Các CKNB mà khách hàng không còn khả năng thực hiện nghĩa vụ cam kết

Hạng D Hạng D

(Nguồn: Sacombank-CN Quảng Bình)

Dựa vào căn cứ trên tình hình nợ xấu tín dụng khách hàng doanh nghiệp được thống kê như sau:

Bảng 2.7. Cơ cấu nợ xấu trong cho vay doanh nghiệp

ĐVT: Tỷ đồng, %

Cơ cấu nợ xấu

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Số dư Tỷ trọng % Số dư Tỷ trọng % Số dư Tỷ trọng % Nợ quá hạn: Trong đó 44.616 100 13.246 100 6.944 100 Nợ nhóm 1,2,5 0 0 0 0 0 0 Nợ nhóm 3 25.074 56,2 8.571 64,7 0 Nợ nhóm 4 19.542 43,8 4.675 35,3 6.944 100

(Nguồn: Sacombank - CN Quảng Bình)

Qua số liệu bảng 2.6 và bảng 2.7, cho thấy năm 2018, 2019 cơ cấu nợ xấu của Chi nhánh không tốt, nợ nhóm 3,4 vẫn chiếm tỷ trọng cao dù có giảm qua các năm. Tuy nhiên do các khoản nợ này là từ các năm trước để lại và là các khoản nợ có tài sản đảm bảo, doanh nghiệp vay vốn vẫn đang tiếp tục hoạt động nên Chi nhánh vẫn tiếp tục thực hiện quyền đòi nợ. Đây chủ yếu là các khoản nợ của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản, hai ngành có rủi ro cao trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, một số tài sản đảm bảo là máy móc thiết bị bị các doanh nghiệp đem thay đổi trong thời gian Chi nhánh chưa kiểm tra và một số tài sản bị hư hỏng, không còn giá trị. Do đó gây khó khăn cho Chi nhánh trong việc thu hồi vốn thông qua các tài sản đảm bảo này do tài sản đã bị bán, hỏng, tính thanh khoản thấp. Năm 2020, Chi nhánh đã có cố gắng trong việc xử lý nợ xấu khi thu hồi

được hết khoản nợ xấu nhóm 4.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP tại NGÂN HÀNG TMCP sài gòn THƯƠNG tín CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w