Thực trạng nhận dạng rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP tại NGÂN HÀNG TMCP sài gòn THƯƠNG tín CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH (Trang 60 - 62)

ĐVT: Trăm triệu đồng Kết quả

2.2.1. Thực trạng nhận dạng rủi ro tín dụng

Để xây dựng phương án quản trị rủi ro tín dụng cho vay khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng phù hợp và đạt kết quả tốt thì việc nhận dạng rủi ro tín dụng cho vay khách hàng doanh nghiệp có vai trò rất lớn, nhằm cho phép ngân hàng đánh giá những rủi ro liên quan đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp và dự kiến rủi ro khác có thể xảy ra từ đó có những biện pháp cụ thể để hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng cho vay của ngân hàng.

Đối với rủi ro tiềm ẩn việc nhận dạng rủi ro nhằm bằng cách thông qua việc kiểm tra các báo cáo tài chính và thông tin thu thập được, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong quá khứ và hiện tại của khách hàng hay phương án, dự án vay vốn, tài sản đảm bảo hoặc qua các nguồn thông tin khác để phát hiện các khoản cho vay có vấn đề từ đó có phương án quản trị rủi ro một cách sát và phù hợp với từng khách hàng doanh nghiệp.

Cán bộ tín dụng tại Sacombank - Chi nhánh Quảng Bình nhận dạng rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp dựa vào các dấu hiệu sau:

Một là, xem xét dấu hiệu từ phía khách hàng: Tại ngân hàng, cán bộ tín dụng xem xét, phân tích trên nhiều phương diện khác nhau của từng đối tượng khách hàng doanh nghiệp, như: Phân tích các dấu hiệu từ báo cáo tài chính, từ bảng cân đối kế toán, doanh thu và lợi nhuận qua báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, sau đó sẽ phân tích các dấu hiệu từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, quan hệ với bạn hàng trên thị trường. Ngoài ra, ngân hàng sẽ phân tích theo các dấu hiệu từ hoạt động giao dịch với ngân hàng và dấu hiệu liên quan đến quản trị doanh nghiệp.

Hai là, xem xét dấu hiệu liên quan đến công tác quản lý tín dụng cho vay từ phía ngân hàng: Khi phát hiện thấy các dấu hiệu từ hồ sơ khoản vay như: Hồ sơ cho vay không đầy đủ, thiếu chặt chẽ, thông tin thiếu độ tin cậy; hồ sơ tài sản đảm bảo chưa đầy đủ tính pháp lý, tài sản nhận làm đảm bảo có tính đặc thù cao hoặc tính chuyển nhượng thấp trên thị trường có thể liên quan đến giá trị tài sản đảm bảo trên thực tế thấp hơn nhiều so với giá trị trên sổ sách; hoặc kế hoạch trả nợ, nguồn trả nợ không rõ ràng, tính khả thi thấp; khoản vay có dấu hiệu không trả nợ đúng hạn nhưng không có vật tư, công nợ tương đương làm đảm bảo thì lúc đó cán bộ tín dụng cần xem xét, rà soát lại khoản vay của doanh nghiệp để yêu cầu khách hàng bổ sung những thông tin cần thiết hay bổ sung tài sản đảm bảo nhằm tránh rủi ro xảy ra.

Ba là, xem xét dấu hiệu nhận biết từ phía cơ quan chủ quản, các cơ quan khác: Đây không phải là dấu hiệu chính nhưng các dấu hiệu này là yếu tố mà cán bộ tín dụng cần quan tâm vì nó liên quan đến khách hàng và quá trình cho vay của ngân hàng như: Trường hợp khách hàng có liên quan trực tiếp đến vụ án hoặc có liên quan đến vụ án đang được cơ quan pháp luật giải quyết; hay cơ quan chức năng có quyết định thay đổi, bổ sung hoặc rút bớt ngành nghề kinh doanh, thu hồi giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp; khách hàng có nợ nghĩa vụ ngân sách Nhà nước hoặc kết quả kiểm toán có những điểm khác lớn so với các báo cáo tài chính của doanh nghiệp cung cấp thì những dấu hiệu này giúp cán bộ tín dụng khi thẩm định cho vay xem xét lại số tiền cho vay hoặc tài sản đảm bảo tiền vay hoặc tính pháp lý của khách hàng vay.

Bốn là, các dấu hiệu khác phát sinh trong hoạt động kinh doanh của khách hàng, như: Xu hướng phát triển của nền kinh tế thị trường hay cơ chế chính sách thay đổi sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh của khách hàng vay và ảnh hưởng đến chiến lược của khách hàng. Thị trường phát triển, giá cả thị trường sẽ thay đổi cũng làm ảnh hưởng tiêu cực đến đầu vào, đầu ra của sản phẩm mà vốn vay của ngân hàng đang đầu tư. Hoặc tỷ giá ngoại hối đoái tăng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay ngoại tệ của khách hàng; hoặc các dấu hiệu bất khả kháng như thiên tai, hoả hoạn, hoặc dịch Covid, …đều có ảnh hưởng đến đối tượng khách hàng vay vốn.

Hiện nay, tại Sacombank - Chi nhánh Quảng Bình luôn chú trọng đến công tác nhận diện rủi ro tín dụng cho vay khách hàng doanh nghiệp, chủ yếu thông qua việc thẩm định hồ sơ và theo dõi thông tin từ khách hàng của cán bộ tín dụng. Công tác nhận diện rủi ro của ngân hàng chưa mang tính hệ thống, chủ yếu dựa vào quy trình thẩm định cấp vốn để xem xét hồ sơ cho vay, chưa xem xét hết các yêu tố rủi ro tín dụng cho vay của khách hàng doanh nghiệp và các yếu tố khác liên quan đến nhận diện các rủi ro của doanh nghiệp có thể xảy ra. Trình độ, năng lực của mỗi cán bộ tín dụng của ngân hàng cũng đang còn hạn chế, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình đánh giá và nhận diện rủi ro. Việc đánh giá các thông tin về khách hàng của cán bộ tín dụng ngân hàng đang chủ yếu dựa trên thông tin do mình tự theo dõi và thu thập, chưa có một cơ sở dữ liệu tập hợp hệ thống, bài bản, cập nhật để cung cấp các thông tin cần thiết trong đánh giá rủi ro tín dụng cho vay khách hàng doanh nghiệp. Điều này gây khó khăn rất lớn trong công tác thẩm định trước khi cấp vốn và theo dõi khoản vay sau khi giải ngân dễ dẫn đến việc nợ xấu tăng do rủi ro không được nhận diện kịp thời, ngân hàng sẽ bị khủng hoảng.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP tại NGÂN HÀNG TMCP sài gòn THƯƠNG tín CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w