> Ưu điểm
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp sử dụng phiếu khảo sát với các câu hỏi
đóng nên dễ dàng thống kê mô tả và không cần dùng các mô hình định lượng để tính toán.
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính của Phòng
Tài chính - kế hoạch huyện Đan Phượng và các cơ quan khác qua các năm thuận
thiện cho việc phân tích số liệu. Từ đó, tác giả dễ dành đánh giá đươc thực trạng để từ đó giải quyết vấn đề đề cập trong luận văn.
> Nhược đi êm
- số lượng cán bộ được khảo sát là khoảng 50 người, không đủ lớn để phản
ánh một cách khách quan số liệu sơ cấp thu thập được
- Phiếu khảo sát chỉ được gửi cho các cán bộ quản lý NSNN trên địa bàn mà
chưa được gửi tới người dân sinh sống trên địa bàn. Do đó, phiếu khảo sát chưa phản ánh được hết tính khách quan và chính xác về hiệu quả quản lý NSNN theo cả
góc độ phản ánh từ người dân.
- Phiếu khảo sát còn đơn giản và chưa sử dụng các mô hình định lượng đế
thống kê, tính toán số liệu nên thông tin sơ cấp chưa thể hiện một cách chính xác
F X \
nhât yêu câu của đê tài nghiên cứu.
Tóm tăt Chương 2: Chương 2 nêu lên các phương pháp nghiên cứu và
phương pháp thu thập số liệu khi thực hiện Luận văn. Luận văn sử dụng 2 phương pháp chính là Thống kê mô tả và Thống kê so sánh, từ nguồn số liệu sơ cấp và thứ
cấp. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phiếu điều tra, tuy nhiên do năng lực
nghiên cứu có hạn nên phiếu điều tra vẫn còn 1 số hạn chế. Tuy nhiên, thông qua
khảo sát, Luận văn chỉ ra được các đánh giá về thực trạng quản lý NSNN tại huyện Đan Phượng.
CHƯƠNG 3. THỤC TRẠNG QUẢN LÝ NSNN TẠI HUYỆN ĐAN PHƯỢNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2015-2020
3.1. Thực trạng quản lý ngân sách Nhà nước tại huyện Đan Phượng giai đoạn 2015-2020
3.1.1. Đặc điếm kinh tế - xã hội huyện Đan Phượng
Là một huyện ngoại thành, trước khi mở rộng địa giới hành chính Thủ đô,
kinh tế của huyện Đan Phượng vẫn chủ yếu là dựa vào nông nghiệp, cơ sở hạ tầng
còn khó khăn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, vùng đất này đã có sức bật
mạnh mẽ với rất nhiều đổi thay. Trong “Báo cảo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm
vụ phát triền kinh tế -xã hội 5 năm 2016-2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025“ cùa huyện cho thấy, giai đoạn 2015-2020,
kinh tế của huyện Đan Phượng liên tục phát triền đồng bộ cả về quy mô và chất
lượng, giữ vững tốc độ tăng trưởng bình quân 9,63%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ; giảm tỷ trọng nông nghiệp - thủy sản. Tính đến năm 2020, toàn huyện có 1.044 doanh nghiệp đang hoạt động, 1.771 hộ sản xuất tập trung tại 5 cụm công nghiệp, 7 làng nghề, với diện tích trên 90,6 ha, thu hút hàng vạn lao động, góp phần giải quyết việc
làm và tăng thu nhập cho người dân, tạo nguồn thu ngân sách bền vững. Thu nhập bình quân năm 2020 của Đan Phượng ước đạt 61,2 triệu đồng/người (gấp 2,1 lần so
với năm 2015).
về xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trong 5 năm qua, huyện đã huy động được hàng nghìn tỷ đồng đế đầu tư xây dựng 646 công trình ở tất cả các lĩnh vực. Nhờ đó, kết cấu hạ tầng của huyện được đầu tư tương đối đồng bộ, có trọng
tâm, trọng điểm, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo môi trường đầu tư thuận lợi; đồng thời nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
Đặc biệt, công tác xây dựng nông thôn mới được lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt,
với cách làm sáng tạo nên đã đạt kết quả nổi bật. Đến hết năm 2019, huyện Đan
Phượng có 9/15 xã được thành phố công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng
cao. Đan Phượng phân đâu hoàn thành xây dựng nông thôn mới nâng cao tại 100%
số xã trong năm 2020.
Trình độ phát triển kinh tế xã hội của huyện Đan Phượng là một trong nhừng nhân tố quan trọng tác động đến kết quả thu NSNN ở địa phương. Hiện nay, huyện
Đan Phượng ngày càng phát triển, có hạ tầng tốt, có vị trí địa lý thuận lợi cho phát
triển kinh tế và thông thương hàng hóa , có cơ chế chính sách thu hút đầu tư và
khuyến khích doanh nghiệp, cá nhân làm ăn kinh doanh, là điếm đến của nhiều nhà
đầu tư trong và ngoài nước, tạo nên nguồn thu từ thuế cho NSNN của địa phương.
Do đó, tổng thu NSNN nhiệm kỳ 2015-2020 của huyện ước đạt 2.540 tỷ đồng, tốc độ tăng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn bình quân hàng năm đạt gần 13%.
3.1.2. Thực trạng công tác lập dự toán NSNN
Trong những năm qua, mặc dù nền kinh tế biến động nhưng công tác lập dự toán ngân sách huyện đã đảm bảo được yêu cầu đặt ra. Để dự toán ngân sách của
huyện mang tính hiện thực, khi lập dự toán phòng tài chính đã dựa vào những căn cứ sau đây:
Thứ nhất, các chỉ tiêu cùa kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của nhà nước,
của tinh và cùa huyện trong năm kế hoạch.
Thứ hai, nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xà hội, an ninh, quốc phòng
của huyện trong năm và những năm tiếp theo.
Thứ ba, các luật, pháp lệnh, chế độ thu, tiêu chuẩn định mức chi ngân sách
do cấp có thẩm quyền quy định; chính sách, chế độ hiện hành làm cơ sở để lập dự toán thu, chi ngân sách năm.
Thứ tư, những quy định về phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, phân cấp quản
lý ngân sách cho huyện;
Thứ năm, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và mức bố sung từ ngân sách thành phố.
Thứ sáu, căn cứ vào kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch
ngân sách của năm trước, đặc biệt là năm báo cáo.
Bên cạnh đó, quá trình lập dự toán ngân sách huyện đựơc tuân thủ theo các bước chuẩn bị và lập dự toán.
Vê chuân bị: Công tác chuân bị dự toán ngân sách hàng năm được tiên hành vào cuối quý II và đầu quý III năm báo cáo.
về quá trình lập dự toán ngân sách: Phòng tài chính xem xét dự toán ngân
sách của các đơn vị thuộc huyện gồm: Dự toán thu do chi cục thuế lập; Dự toán thu,
chi ngân sách của các xã; Dự toán thu, chi NSNN trên địa bàn huyện.
Sau khi huyện nhận được quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách trên địa
bàn từ ƯBND tỉnh, phòng tài chính huyện đã có trách nhiệm tham mưu và giúp UBND
huyện, trình HĐND nghị quyết dự toán thu, chi ngân sách, phương án phân bố ngân
sách cho các đơn vị dự toán và các cấp xã phường. Đây là dự toán chính thức đế phân
bổ cho các đơn vị thụ hưởng ngân sách trên địa bàn huyện. UBND huyện có trách
nhiệm báo cáo ƯBND tỉnh, sở tài chính dự toán thu, chi ngân sách huyện và kết quả
phân bổ dự toán ngân sách huyện đã được HĐND huyện quyết nghị.
Việc lập dự toán ngân sách bám sát mực tiêu, nhiệm vụ của NSNN năm lập
dự toán và những quy định của Luật NSNN. Trong đó đã:
Xây dựng dự toán thu NSNN trên huyện đã căn cứ: (i) Mục tiêu kế hoạt phát
triển kinh tế xã hội cùa cả giai đoạn 2015 - 2020 đã được HĐND các cấp thông qua, (ii) Khả năng thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội và NSNN của ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương các cấp; (iii) số bổ sung cân đối từ NS cấp
tỉnh cho NS cấp huyện được giao ổn định để xác định nguồn được chi của NS huyện. Huyện đã ưu tiên bố trí các nhiệm vụ chi theo định hướng chung, tập trung nguồn lực bảo đảm các lĩnh vực chi giáo dục và đào tạo, bảo đảm xã hội theo các nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ.
Đối với dự toán chi: đối với chi đầu tư phát triển, việc lập dự toán đà căn cứ
vào các dự án phù họp với quy hoạch được duyệt, những dự án có đủ điều kiện bố
trí vốn theo quy định của quy chế quản lý vốn đầu tư xây dựng và phù hợp với khả năng bổ trí ngân sách hàng nãm, kế hoạch tài chính 5 năm; đồng thời ưu tiên bố trí
vốn phù hợp với tiến độ triển khai các chương trình, dự án đã được cấp có thẩm
quyền phê duyệt; Đối với chi thường xuyên, việc lập dự toán tuân thủ theo các
chính sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức do các cơ quan nà nước có thẩm quyền quy
định. HĐND huyện căn cứ vào định mức phân bô ngân sách địa phương do ƯBND tỉnh quy định, ban hành định mức phân bố dự toán chi ngân sách cho các cơ quan, đơn vị, các xã, phường, thị trấn.
Việc xây dựng dự toán đã đảm bảo thực hiện các chù trương của Chính phủ, các Bộ và tỉnh về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng, bảo đảm dự toán ngân sách được xây dựng đúng chế độ, tiết kiệm và có hiệu quả.
Tuy nhiên, việc lập dự toán còn hạn chế đó là chưa tính được hết khả năng thu
ngân sách thực tế của một số khoản trên địa bàn huyện, thể hiện có những chỉ tiêu thực
hiện đạt rất cao so với dự toán và có những chỉ tiêu đạt thấp so với dự toán giao.
Do vậy, cần xem xét các căn cứ khi tiến hành lập dự toán thu NSNN cũng
như trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ phân tích các chỉ tiêu, các cơ sở tính toán để lập dự toán thu NSNN hằng năm sát với thực tế.
Ngoài ra, theo quy định thời gian lập dự toán đối với các cơ quan, đơn vị dự
toán và các UBND xã, thị trấn được thực hiện vào tháng 6 hàng năm. Vì vậy, có
một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa hình dung rõ các nhiệm vụ cho năm sau,
nhất là những nhiệm vụ phải triển khai theo các văn bản chỉ đạo và chế độ bổ sung
của Chính phủ và các ngành cấp trên được ban hành sau thời gian lập dự toán dẫn đến công tác lập dự toán chưa sát thực tế, trong năm thực hiện thường vượt dự toán giao hàng năm.
3.1.3. Thực trạng công tác chấp hành dự toán NSNN
3.1.3.1. Đối với nhiệm vụ thu NSNN
Căn cứ Nghị quyết HĐND huyện giao cho các cơ quan thu cấp huyện: Chi cục thuế, Phòng tài chính - kể hoạch và các cơ quan khác có liên quan; UBND các xã, thị trấn tổ chức thu, nộp ngân sách hàng năm, cụ thể như sau: Ngay từ đầu nàm, ƯBND huyện đã chỉ đạo cơ quan thuế, các ban ngành, đoàn thế liên quan và các xã
thị trấn tập trung nhiều giải pháp nhằm thưc hiện công tác thu ngân sách nhằm đạt được các chỉ tiêu đề ra. Chi cục thuế thực hiện quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc
doanh đối với các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh có doanh thu vừa và nhở,
thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu cấp quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ...
Theo như Chương 1 đã nêu, tông nguôn thu ngân sách trên địa bàn huyện Đan Phượng gồm 4 khoản mục: (1) Các khoản thu ngân sách cấp huyện được hưởng 100%, (2) Các khoản thu phân chia ngân sách cấp huyện được hưởng theo tỉ
lệ %, (3) Thu bổ sung ngân sách cấp trên và (4) Thu chuyển nguồn từ ngân sách
huyện năm trước sang ngân sách năm sau. về nguyên tắc chi tiêu, ngân sách địa bàn huyện phải được cân đối, nghĩa là chi không được vượt quá thu.
• Tắng thu ngân sách huyện
Trong giai đoạn 2015 -2020, tồng thu ngân sách của huyện Đan Phượng có xu hướng tăng, với tổng thu ngân sách trong 5 năm dự kiến đạt khoảng 7.363.748 triệu đồng. Tốc độ tăng tổng thu ngân sách khá cao, trung bình là 12,27% năm, tuy
nhiên nguồn thu này có tốc độ tăng không ổn định (ví dụ năm 2016 tăng 19,91% so
với năm 2017 nhưng năm 2020 chỉ tăng 10,41% so với năm 2019). Sự gia tăng tổng thu ngân sách qua từng năm cho thấy sự nỗ lực rất lớn của các cơ quan chính quyền
huyện. Huyện Đan Phượng luôn xác định tăng thu ngân sách là một trong những nhiệm vụ hàng đầu nên ngay từ đầu mỗi năm tài chính, huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng cùng với chính quyền xã, thị trấn tăng cường tuyên truyền về chính sách thuế cho người dân, giao chỉ tiêu cho các địa phương đồng thời đẩy mạnh thực hiện
việc cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế.
Bảng 3.1: Tình hình thu — chỉ NSNN huyện Đan Phượng giai đoạn 2015-2020
Đơn vị tính: triệu đồng
(Nguôn: Báo cáo tài chính huyện Đan Phượng giai đoạn 2015-2020)
Năm Tổng thu NSNN trên địa bàn Thu bổ sung tù’ ngân sách cấp trên Tổng thu ngân sách huyện Tổng chi ngân sách huyện Cân đối ngân sách 2015 269.180 624.338 893.518 866.552 26.966 2016 301.859 674.571 976.430 949.440 26.990 2017 348.810 822.044 1.170.854 1.118.858 51.996 2018 565.584 728.981 1.294.565 1.249.263 45.302 2019 (dự toán) 644.634 794.649 1.439.283 1.419.909 19.374 2020 (dự toán) 825.776 763.322 1.589.098 1.579.002 10.096 48
• Tông thu NSNN trên địa bàn
Từ năm 2015 đến năm 2020, Nguồn thu ngân sách trên địa bàn huyện cũng
chỉ đáp ứng được khoảng 30-52% tống chi ngân sách địa phương. Do đó, hàng năm,
ngân sách cấp trên phải bổ sung cân đối về hơn 50%. Đặc biệt năm 2017, nguồn thu
ngân sách bổ sung chiếm tới 70,21% tổng thu ngân sách huyện. Với việc thu bổ
sung ngân sách nhiều như vậy, mặc dù được giao quyền thực hiện chi tiêu nhưng huyện vẫn lệ thuộc cao vào ngân sách cấp trên.
Nhìn vào bảng, ta thấy dấu hiệu tích cực là thu ngân sách trên địa bàn huyện
đang có xu hướng tăng lên, thế hiện tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương khá thuận lợi, năng lực quản lý, điều hành thu NSNN của các ngành, đơn vị
có liên quan đang dần được cải thiện. Tuy nhiên trung bình khoản thu này vẫn chỉ chiếm 38,55% tổng thu ngân sách trong 5 năm qua. Thu trên địa bàn có tăng nhưng
vẫn không đủ đế phục vụ cho các khoản chi tiêu. Mặt khác, khi huyện thâm hụt tài chính, ngân sách từ cấp trên vẫn cung cấp cho địa phương khá lớn, là một trong
những nguyên nhân dẫn đến sự ỷ lại, không tạo động lực cho địa phương tỉm ra
những giải pháp mới trong quản lý thu chi hiệu quả.
• Thu bô sung từ ngân sách cấp trên
Nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu ngân sách huyện xuất phát
từ thu bố sung từ ngân sách cấp trên với tỷ lệ trung bình cả giai đoạn chiếm 61,45%.
Đây là nguồn thu không ốn định, phụ thuộc lớn vào quan hệ chính trị của địa phương. Mặc dù được giao quyền thực hiện chi tiêu ngân sách nhưng huyện vẫn lệ
thuộc nhiều vào sự điều tiết từ ngân sách thành phố và Trung ương. Sự phụ thuộc này khiến việc huy động nguồn lực cho hoạt động kinh tế xã hội vì thế có thể gặp khó khăn, việc lập và triến khai kế hoạch hàng năm khó thực hiện do sự chậm trễ
vốn. Tuy nhiên, nguồn thu này đang có sự giảm dàn về số lượng và có xu hướng sẽ
tiếp tục giảm trong tương lai. Theo Thông báo số 2842/TB-TU ngày 15-9-2020, Bí
thư Thành ủy Thành phố Hà Nội yêu cầu:“từng quận, huyện, thị xã phải tự cân đối thu chi ngân sách; chi trong khả năng thu, giảm thu thì giảm chi; giải ngân đầu tư
công đạt 100% kế hoạch giao“. Do đó, dưới sự chỉ đạo của thành phố cũng như sự
nỗ lực trong công tác quản lý ngân sách, huyện Đan Phượng đang phấn đấu ngày
càng tự chủ hơn trong việc quản lý nguồn tài chính địa phương.
Bảng 3.2: Cơ cấu các khoản thu NSNN huyện Đan Phượng giai đoạn 2015-2020 (%)