CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚƯ
4.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách huyện Đan Phượng
4.2.7. Mở rộng công khai NSNN
Mở rộng cơng khai tài chính ngân sách các cấp là một nội dung quan trọng
trong tiến trình cải cách hệ thống quản lý, nhằm đánh giá, kiểm tra, quản lý ngân sách một cách khách quan. Công khai ngân sách nhà nước là biện pháp nhằm công khai, minh bạch các khoản chi từ NSNN, phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức Nhà nước, tập thế người lao động và nhân dân trong việc thực hiện quyền kiểm tra, giám sát quá trình quản lý và sử dụng vốn, tài sản Nhà nước. Những năm gần đây, Nhà nước ln khuyến khích mạnh mè việc công khai ngân sách quốc gia
nhằm tạo điều kiện cho việc kiểm tra, giám sát của các cơ quan, đoàn thế, các tố
chức xã hội và nhân dân trong phân bố và sử dụng NSNN các cấp, góp phần thực hiện chính sách tiết kiệm, chống lãng phí, phát hiện và ngăn ngừa kịp thời các hành vi vi phạm chế độ quản lý tài chính.
Tính đến hết năm 2020, kết quả điều tra tại Việt Nam cho thấy, mức độ công khai thông tin ngân sách địa phương tiếp tục có cải thiện, nhưng có dấu hiệu chững
lại. Điểm trung bình về cơng khai ngân sách tỉnh năm 2020 đạt 69,09 điểm trên tổng
số 100 điểm, tăng thêm 3,54 điểm so với kết quả năm 2019. Trong đó, chỉ số cua
thành phố Hà Nội là 83.78%, đứng thứ 13 của cả nước (VEPR, 2021). Đã có rất nhiều tỉnh, huyện trên cả nước thực hiện thành công việc công khai ngân sách theo từng chu kì. Tuy nhiên, cho tới nay, huyện Đan Phượng vẫn chưa thực hiện công khai ngân sách trên các phương tiện thông tin đại chúng như: website, loa đài, hoặc niêm yết
tại trụ sở làm việc,... Do đó, một trong những giải pháp thiết thực cho huyện nhằm nâng cao hiệu quả quản lý NSNN là thực hiện cơng khai, minh bạch báo cáo tài chính,
để các cơ quan cũng như ngưòi dân theo dõi, giám sát, kịp thời phát hiện sai phạm và
xử lý. Nhờ đó, NSNN được quản lý chặt chẽ bởi cơ quan Nhà nước cũng như tù’ phía
người dân, tạo được niềm tin cho nhân dân với bộ máy chính quyền.
Việc thực hiện công khai ngân sách đã được Bộ Tài chính quy định rất rõ ràng tại thơng tư số 61/2017/TT-BTC ngày 15/6/2017. Tuy nhiên, để có thể thực
hiện được, chính quyền địa phương phải quyết tâm triển khai việc công bố các báo
cáo tới người dân.
Cách thức cơng khai có thể lựa chọn như: cơng bố tại các kì họp, niêm yết
cơng khai ở nơi cơng cộng, có thơng báo bằng văn bản đến những cơ quan, cá nhân có liên quan, đãng tin lên các trang thơng tin điện tử (website báo chí,... của chính
quyền huyện), đưa tin thông qua loa đài,....
Nội dung công khai bao gồm: Cơng khai dự tốn thu - chi ngân sách nhà nước, các căn cứ, nguyên tắc, định mức phân bổ dự tốn ngân sách; cơng khai số
liệu và thuyết minh tình hình thực hiện dự tốn ngân sách nhà nước (quý, 6 tháng,
năm); công khai quyết tốn ngân sách nhà nước.
Thời điểm cơng khai tại Thông tư cũng được quy định cụ thể để các đơn vị tổ
chức thực hiện: Báo cáo dự toán ngân sách nhà nước phải được công khai chậm
nhất là 15 ngày, kể từ ngày được đơn vị dự tốn cấp trên hoặc cấp có thẩm quyền giao đầu nãm và điều chỉnh giảm hoặc bố sung trong năm (nếu có); Báo cáo tình hình thực hiện dự tốn ngân sách nhà nước hằng quý, 6 tháng phải được công khai
chậm nhất là 15 ngày, kế từ ngày kết thúc quý và 06 tháng; Báo cáo tình hình thực
hiện ngân sách nhà nước hàng năm được công khai chậm nhất là 05 ngày làm việc,
kể từ ngày đơn vị báo cáo đơn vị dự toán cấp trên trực tiếp; Báo cáo quyết toán
ngân sách nhà nước phải được công khai chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày được đơn vị dự toán cấp trên hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt.