Thực trạng côngtác chấp hành dự toán NSNN

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 53)

3.1.3.1. Đối với nhiệm vụ thu NSNN

Căn cứ Nghị quyết HĐND huyện giao cho các cơ quan thu cấp huyện: Chi cục thuế, Phòng tài chính - kể hoạch và các cơ quan khác có liên quan; UBND các xã, thị trấn tổ chức thu, nộp ngân sách hàng năm, cụ thể như sau: Ngay từ đầu nàm, ƯBND huyện đã chỉ đạo cơ quan thuế, các ban ngành, đoàn thế liên quan và các xã

thị trấn tập trung nhiều giải pháp nhằm thưc hiện công tác thu ngân sách nhằm đạt được các chỉ tiêu đề ra. Chi cục thuế thực hiện quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc

doanh đối với các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh có doanh thu vừa và nhở,

thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu cấp quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ...

Theo như Chương 1 đã nêu, tông nguôn thu ngân sách trên địa bàn huyện Đan Phượng gồm 4 khoản mục: (1) Các khoản thu ngân sách cấp huyện được hưởng 100%, (2) Các khoản thu phân chia ngân sách cấp huyện được hưởng theo tỉ

lệ %, (3) Thu bổ sung ngân sách cấp trên và (4) Thu chuyển nguồn từ ngân sách

huyện năm trước sang ngân sách năm sau. về nguyên tắc chi tiêu, ngân sách địa bàn huyện phải được cân đối, nghĩa là chi không được vượt quá thu.

• Tắng thu ngân sách huyện

Trong giai đoạn 2015 -2020, tồng thu ngân sách của huyện Đan Phượng có xu hướng tăng, với tổng thu ngân sách trong 5 năm dự kiến đạt khoảng 7.363.748 triệu đồng. Tốc độ tăng tổng thu ngân sách khá cao, trung bình là 12,27% năm, tuy

nhiên nguồn thu này có tốc độ tăng không ổn định (ví dụ năm 2016 tăng 19,91% so

với năm 2017 nhưng năm 2020 chỉ tăng 10,41% so với năm 2019). Sự gia tăng tổng thu ngân sách qua từng năm cho thấy sự nỗ lực rất lớn của các cơ quan chính quyền

huyện. Huyện Đan Phượng luôn xác định tăng thu ngân sách là một trong những nhiệm vụ hàng đầu nên ngay từ đầu mỗi năm tài chính, huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng cùng với chính quyền xã, thị trấn tăng cường tuyên truyền về chính sách thuế cho người dân, giao chỉ tiêu cho các địa phương đồng thời đẩy mạnh thực hiện

việc cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế.

Bảng 3.1: Tình hình thu — chỉ NSNN huyện Đan Phượng giai đoạn 2015-2020

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguôn: Báo cáo tài chính huyện Đan Phượng giai đoạn 2015-2020)

Năm Tổng thu NSNN trên địa bàn Thu bổ sung tù’ ngân sách cấp trên Tổng thu ngân sách huyện Tổng chi ngân sách huyện Cân đối ngân sách 2015 269.180 624.338 893.518 866.552 26.966 2016 301.859 674.571 976.430 949.440 26.990 2017 348.810 822.044 1.170.854 1.118.858 51.996 2018 565.584 728.981 1.294.565 1.249.263 45.302 2019 (dự toán) 644.634 794.649 1.439.283 1.419.909 19.374 2020 (dự toán) 825.776 763.322 1.589.098 1.579.002 10.096 48

Tông thu NSNN trên địa bàn

Từ năm 2015 đến năm 2020, Nguồn thu ngân sách trên địa bàn huyện cũng

chỉ đáp ứng được khoảng 30-52% tống chi ngân sách địa phương. Do đó, hàng năm,

ngân sách cấp trên phải bổ sung cân đối về hơn 50%. Đặc biệt năm 2017, nguồn thu

ngân sách bổ sung chiếm tới 70,21% tổng thu ngân sách huyện. Với việc thu bổ

sung ngân sách nhiều như vậy, mặc dù được giao quyền thực hiện chi tiêu nhưng huyện vẫn lệ thuộc cao vào ngân sách cấp trên.

Nhìn vào bảng, ta thấy dấu hiệu tích cực là thu ngân sách trên địa bàn huyện

đang có xu hướng tăng lên, thế hiện tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương khá thuận lợi, năng lực quản lý, điều hành thu NSNN của các ngành, đơn vị

có liên quan đang dần được cải thiện. Tuy nhiên trung bình khoản thu này vẫn chỉ chiếm 38,55% tổng thu ngân sách trong 5 năm qua. Thu trên địa bàn có tăng nhưng

vẫn không đủ đế phục vụ cho các khoản chi tiêu. Mặt khác, khi huyện thâm hụt tài chính, ngân sách từ cấp trên vẫn cung cấp cho địa phương khá lớn, là một trong

những nguyên nhân dẫn đến sự ỷ lại, không tạo động lực cho địa phương tỉm ra

những giải pháp mới trong quản lý thu chi hiệu quả.

Thu bô sung từ ngân sách cấp trên

Nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu ngân sách huyện xuất phát

từ thu bố sung từ ngân sách cấp trên với tỷ lệ trung bình cả giai đoạn chiếm 61,45%.

Đây là nguồn thu không ốn định, phụ thuộc lớn vào quan hệ chính trị của địa phương. Mặc dù được giao quyền thực hiện chi tiêu ngân sách nhưng huyện vẫn lệ

thuộc nhiều vào sự điều tiết từ ngân sách thành phố và Trung ương. Sự phụ thuộc này khiến việc huy động nguồn lực cho hoạt động kinh tế xã hội vì thế có thể gặp khó khăn, việc lập và triến khai kế hoạch hàng năm khó thực hiện do sự chậm trễ

vốn. Tuy nhiên, nguồn thu này đang có sự giảm dàn về số lượng và có xu hướng sẽ

tiếp tục giảm trong tương lai. Theo Thông báo số 2842/TB-TU ngày 15-9-2020, Bí

thư Thành ủy Thành phố Hà Nội yêu cầu:“từng quận, huyện, thị xã phải tự cân đối thu chi ngân sách; chi trong khả năng thu, giảm thu thì giảm chi; giải ngân đầu tư

công đạt 100% kế hoạch giao“. Do đó, dưới sự chỉ đạo của thành phố cũng như sự

nỗ lực trong công tác quản lý ngân sách, huyện Đan Phượng đang phấn đấu ngày

càng tự chủ hơn trong việc quản lý nguồn tài chính địa phương.

Bảng 3.2: Cơ cấu các khoản thu NSNN huyện Đan Phượng giai đoạn 2015-2020 (%)

(Nguôn: Tính toán của tác giả dựa trên Báo cáo tài chính huyện Đan Phượng giai đoạn 2015-2020) Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019 2020 TB giai đoan• A.Tổng thu NSNN trên đỉa bàn 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100,00% I. Các khoản thu thuế, phí, lệ phí 49,36% 60,90% 66,42% 46,13% 44,72% 36,00% 50,59%

1 .Thu thuế CTN ngoài

Quốc doanh 18,22% 25,36% 25,58% 18,50% 16,91% 15,23% 19,97% 2.Thuế Môi trường 0,47% 0,19% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,11%

3.Thu lệ phí trước bạ 12,93% 14,90% 14,86% 9,55% 10,08% 9,30% 11,94% 4.Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 1,75% 1,66% 1,71% 1,12% 1,01% 0,88% 1,36% 5.Thuế thu nhập cá nhân 4,57% 5,54% 8,60% 5,26% 6,05 % 4,69% 5,79% 6.Thu phí, lệ phí 0,90% 1,39% 5,50% 3,65% 2,71 % 0,75% 2,49%

7.Thu tiền thuê đất 4,15% 6,33% 5,92% 5,15% 5,43% 3,15% 5,02%

8.Thu từ quỹ đất công

ích, hoa lợi công ích 1,03% 1,18% 0,81 % 0,63% 0,59% 0,42% 0,78%

9.Thu khác 5,31% 4,03% 3,43% 2,17% 1,94% 1,57% 3,08%

10.Thu cấp quyền khai

thác khoáng sản 0,02% 0,32% 0,00% 0,10% 0,00% 0,00% 0,07%

Il.Các khoản thu để

chỉ đầu tư phát triển 50,64% 39,10% 33,58% 53,87% 55,28% 64,00% 49,41%

l.Thu tiền sử dụng đất 43,48% 35,83% 31,56% 51,71% 54,33% 63,05% 46,66% 2.Thu tiền đền bù thiêt•

hại khi Nhà nước thu hồi đất

6,69% 2,96% 1,66% 1,24% 0,19% 0,80% 2,26%

3.Thu đóng góp xây

dựng hạ tầng 0,47% 0,30% 0,36% 0,92% 0,76% 0,15% 0,49%

Các khoản thu thuê, phí và lệ phí

Các khoản thu thuế, phí và lệ phí tăng lên qua các năm, trung bình tăng

18,13%/năm cho thấy nội lực kinh tế của huyện đang ngày càng được cải thiện. Các

khoản thu này là khoản thu mang tính bền vững và có ý nghĩa quyết định tới việc hoàn thành nhiệm vụ ngân sách huyện hằng năm. số thu ngân sách này hằng năm đều vượt dự toán được giao, J đặc biệt năm 2015 tỉ lệ % của Thực hiện/Doanh thu là

158,2% và năm 2020 dự kiến là 128,1%.

Trong các khoản thu thuế, Thu thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỉ trọng lớn nhất, trung bình là 19,97%/năm. Khoản thu thuế ngoài quốc doanh phụ thuộc chủ yếu vào kết quả sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn. Xét về số lượng thì khoản thu này trên địa bàn

huyện Đan Phượng đang có xu hướng tăng dần qua mỗi năm, nhưng xét về tỉ trọng thì lại có xu hướng giảm xuống, năm 2020 giảm khoảng 10,13% so với năm 2016.

Số thu thuế tăng lên chủ yếu do các doanh nghiệp phát sinh số thuế nộp lớn, đồng

thời chi cục thuế và phòng tài chính triển khai nhiều biện pháp quản lý thu, chống

thất thu thuế, đôn đốc thu hồi nợ thuế. Tuy nhiên, thuế ngoài quốc doanh là khoản

thu mang tính bền vững nhưng cũng là sắc thuế khó thu và khó hoàn thành. Bởi ngoài yếu tố chủ quan thì một bộ phận các tồ chức, cá nhân tìm mọi cách để trốn

thuế, gian lận thuế. Thuế ngoài quốc doanh phụ thuộc vào kết quả kinh doanh các

doanh nghiệp, hộ kinh doanh cũng như chịu ảnh hưởng trực tiếp những tác động khách quan như giá cả, thiên tai, dịch bệnh.

Khoản thu thuế chiếm tỉ trọng lớn thứ 2 trong cơ cấu nguồn thu thuế là Thu

lệ phí trước bạ, thường chiếm từ 10-15% tổng thu từ thuế. Trong đó, thu từ Lệ phí trước bạ ô tô, xe máy thường gấp 7-8 lần thu từ Lệ phí trước bạ nhà đất. Gần đây, năm 2019 và 2020, dự kiến thu lệ phí trước bạ nhà đất tại huyện Đan Phượng có khả năng không hoàn thành theo dự toán giao (năm 2019 chỉ thực hiện được 83%

và năm 2020 là 94% so với dự toán). Một trong những nguyên nhân có thể do người

dân tự chuyền quyền sử dụng đất với nhau không khai báo với cơ quan chức năng của Nhà nước dẫn đến thất thu NSNN và khó kiểm soát thị trường bất động sản.

Tiêp theo, Thu thuê thu nhập cá nhân và Thu tiên thuê đât có tỉ trọng gân tương đương nhau, chiếm khoảng 3-5% khoản mục thu NSNN trên địa bàn. Nguồn

thu thuế thu nhập cá nhân có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây với tốc độ tăng cao. Điều này cho thấy đà có sự cải thiện về công tác thu thuế đối với người có thu nhập cao.

Trong các khoản Thu khác, NSNN do xã, thị trấn thu nộp về cho huyện đa số không đủ so với dự toán yêu cầu. Ba năm 2018, 2019, 2020 dự kiến thực hiện chỉ đáp

ứng được 77,4%; 45% và 62,9% so với dự toán. Do đó, huyện Đan Phượng cần xem xét, đôn đốc các xã, thị trấn trên địa bàn tìm ra các giải pháp tăng thu ngân sách, hướng tới mục tiêu vượt dự toán ngân sách đề ra. Các khoản thu thuế, phí và lệ phí còn lại thường chiếm tỉ trọng nhỏ dưới 5% trong cơ cấu thu NSNN trên địa bàn.

Các khoản thu để chỉ đầu tư phát triển

Giai đoạn 2015-2020, Các khoản thu thuế, phí, lệ phí và Các khoản thu để

chi đầu tư phát triển đều có sự gia tăng mạnh mẽ. Tuy nhiên, Các khoản thu để chi đầu tư phát triển tăng nhanh hơn, trung bình cả giai đoạn là 42,24%/năm, còn Các khoản thu thuế, phí, lệ phí là 18,13%/năm. Do đó, kể từ năm 2017, thu để chi đầu tư

phát triển luôn chiếm tỉ trọng cao trên 50% trong cơ cấu nguồn thu trên địa bàn.

Nguồn thu chủ yếu cho chi đầu tư phát triển là Thu tiền sử dụng đất. Nguồn

thu tiền sử dụng đất được bố trí để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đan Phượng. Nguồn thu này tăng rất nhanh trong những năm trở lại đây với tốc độ trung bình là 45,66%/năm, đặc biệt năm 2018 tăng 165,71% so với năm 2017. Gần đây nhất năm 2020 dự kiến tăng 48,67%

so với năm 2019. Với sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền và các ngành chức

năng, kết quả thu tiền sử dụng đất luôn vượt dự toán được giao.

Ke từ năm 2018, nguồn thu này luôn chiếm trên 50% tổng thu NSNN trên địa bàn, dự kiến năm 2020 lên tới 63,05%. Thu tiền sử dụng đất là khoản tiền mà người sử dụng đất/nhà phải nộp để có quyền sử dụng đất/sở hữu nhà. Như vậy, có thể hiếu khoản thu về nhà, đất càng tăng lên thì tài sản đất đai, nhà cửa thuộc sở hữu

nhà nước có xu hướng bị chuyển giao càng nhiều cho cá nhân, hộ gia đinh và tổ

chức kinh tê (bên cạnh những lý do như giá đât tăng, tăng thu hôi tiên nợ đọng từ

các dự án bất động sản...). Vì vậy, đây là khoản thu không bền vững và tiềm ấn nhiều rủi ro.

3.1.3.2. Đối với nhiệm vụ chi NSNN

Trong việc chấp hành dự toán chi ngân sách huyện đã thực hiện theo nguyên tắc sau:

Thứ nhất: Thực hiện phân bồ dự toán trên cơ sở các định mức tiêu chuẩn;

Thứ hai: Đảm bảo phân bố dự toán theo đúng kế hoạch được duyệt. Đảm bảo tuân thủ các quy định về chế độ lập, duyệt kế hoạch cấp phát sao cho đơn giản, khoa học, dễ thực hiện, dễ kiểm tra nhưng đúng chính sách, chế độ;

Thứ ba: Triệt để thực hiện nguyên tắc thanh toán chi trả trực tiếp qua kho bạc nhà nứơc nhằm nâng cao hiệu quả của các khoản chi;

Thứ tư: Thường xuyên đổi mới phương thức cấp phát vốn cùa NSNN theo hướng

nhanh gọn, ít đầu mối, dễ kiếm tra.

Được công nhận là huyện nông thôn mới đầu tiên của Thủ đô vào năm 2015,

cho đến nay, huyện Đan Phượng tiếp tục giữ vững vị thế “lá cờ tiên phong” trên địa

bàn thành phố. 5 năm qua, kinh tế của Đan Phượng tiếp tục tăng trưởng đồng bộ cả về quy mô và chất lượng, giữ vững tốc độ tăng trưởng bình quân 9,63%/nãm. Chi ngân sách phục vụ chủ yếu cho hoạt động phát triển kết cấu hạ tầng, xây dựng nông

thôn mới, với trọng tâm là hệ thống giao thông, điện, cấp thoát nước...

Nhìn vào bảng trên tương quan giữa thu ngân sách và chi ngân sách ta cũng

thấy, có sự gia tăng giữa thu và chi ngân sách. Thu ngân sách huyện càng lớn thì chi

ngân sách càng lớn. Chi ngân sách có xu hướng tăng dần, trung bình tăng

12,79%/năm. Trong giai đoạn 5 năm qua, nhờ tăng thu ngân sách, cùng với sự quan

tâm tạo điều kiện bô sung nguồn ngân sách từ các cấp trên, chi ngân sách huyện

tăng cao đảm bảo phục vụ cho các hoạt động xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa,

xã hội trên địa bàn, đặc biệt là chi cho chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng

nông thôn mới, phấn đấu từng bước đối mới và theo kịp với sự phát triển chung của toàn thành phố Hà Nội.

Tông chi NS huyện được chia thành 4 mục chính gôm: (1) Chi đâu tư XDCB, (2) Chi thường xuyên, (3) Chi chuyển nguồn và (4) Chi nộp trả NS thành

phố.

Chỉ đầu tư XDCB

Chi đầu tư XDCB nhằm mục đích đầu tư cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội, phát triển sản xuất hướng tới mục tiêu ổn định tăng trưởng vĩ mô và thúc đầy phát triển

kinh tế xã hội. Khoản chi này nếu được quản lý tốt, có hiệu quả cao thì sẽ tạo ra

những nguồn thu bền vững trong tương lai. Song nếu không được quản lý tốt, hiệu

quả đầu tư thấp thì đây chính là nguyên nhân gốc rễ ảnh hưởng không tốt đến bền vừng ngân sách.

2 A

Bảng 3.3: Tông hợp danh mục dự ủn đâu tưXDCB của huyện Đan Phượng

T STT Danh muc• 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Số dư• án Sổ tiền Số dư• án Số tiền Số dư• án Sổ tiền Sổ dư• án Số tiền Số dư• án Số tiền Sổ dư♦ án Số tiền 1 Lĩnh vực giáo dục và đào tao• 25 19,52 14 49,22 52 134,14 42 115,5 20 371 15 520 2 Lĩnh vực giao thông, thủy lợi 18 31,88 53 332,34 33 281,91 35 117,5 28 91,6 35 369 3

Lĩnh vưc văn hóa, thể

thao, xã hội 6 5,44 19 36,36 23 162,05 23 75 30 140,5 13 57,6 4 Lĩnh vực môi trường 8 18,16 10 17,39 9 16,5 10 18,5 11 33,7 12 31,4 5 Lĩnh vực Quán lý Nhà nước 7 4,71 6 3,58 2 3,36 10 42,8 4 33,1 3 22,5 6 Lĩnh vực y tế 2 11,9 5 25,1 7 Lĩnh vực phát thanh 2 2,6

8 Lĩnh vưc đô thi, khác 10 6,24 9 26,67 10 21,93 22 46,6 2 5,9 8 20,9

TỔNG CÒNG74 85,95 111 465,55 129 619,88 146 430,4 100 700,9 86 1021,4

Đơn vị tính: ty đông

(Nguồn: Beto cáo tài chính cùa huyện Đan Phượng giai đoạn 2015-2020)

Giai đoạn 2015-2020, Chi đâu tư tại huyện Đan Phượng liên tục tăng lên với

tốc độ tăng trung bình 15,77%/nãm. Qua các nàm, khoản chi này thường chiếm từ

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)