Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách huyện Đan Phượng

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 91)

4,2.1. Nâng cao chất lượng công tác lập và phân bố dự toán

Thông thường, lập dự toán ngân sách được căn cứ vào tình hình thực hiện năm trước, đồng thời dự báo một số yếu tố bất ngờ có thể làm thay đồi khả năng cân

đối ngân sách trong năm tiếp theo. Khâu lập dự toán phải được phân tích và thống

nhất giữa các cấp ngân sách, các cơ quan quản lý và các đơn vị thụ hưởng ngân

sách, xác định tương đối chính xác khả năng thu và các nhiệm vụ chi trong năm,

đảm bảo các khoản thu được tập hợp đầy đù và các khoản chi được bố trí trong dự

toán theo chế độ, định mức quy định.

- Lập dự toán thu

UBND - HĐND huyện, cùng với Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đan Phượng cần tích cực, chủ động hơn trong việc hướng dẫn các xã, thị trấn, các đơn vị

thu chi ngân sách do huyện quản lý, dự kiến các khoản thu theo dự báo tình hình kinh tế - xã hội của năm tiếp theo.

Các đơn vị quản lý ngân sách cấp xã, thị trấn, Chi cục thuế, Kho bạc Nhà

nước huyện cần chù động, nghiêm túc, sáng tạo trong việc phát triển và nuôi dường

nguồn thu, thu đúng và đủ, tạo ra môi trường công bằng, lành mạnh, hạn chế tối đa việc trốn thuế, gian lận thuế cũng như bở sót các nguồn thu. Một trong những điểm quan trọng trong khâu lập dự toán thu là khả năng dự báo của các cán bộ Chi cục thuế. Dựa vào đánh giá khái quát tốc độ tăng trưởng kinh tế, kế hoạch sản xuất, kinh

doanh của huyện, cán bộ thuế có trách nhiệm nắm chắc số liệu trên địa bàn, từ đó đưa ra bản dự toán minh bạch và đầy đủ.

Nhằm tránh tình trạng thực hiện chấp hành ngân sách sai lệch nhiều so với

khi lập dự toán, các cấp ngân sách cần thực hiện lên dự toán nghiêm túc theo các

quy định, luật pháp ban hành, bám sát theo tình hình thực tế. Đặc biệt, với những

diễn biến kinh tế khó lường do tình hình dịch bệnh cũng như thời tiết, ngay từ khâu

lập dự toán, cấp huyện cần chù động xây dựng các kịch bản mang tính thực tế, dự báo các tác động tích cực cũng như tiêu cực một cách đầy đủ, tránh tình trạng bị động khi xử lý nguồn thu, chi tài chính trong năm.

- Lập dự toán chi

Dự toán chi ngân sách cấp huyện căn cứ vào các định mức được phân bố do các cấp ngân sách quyết định, các quy định pháp luật hiện hành cũng như tình hình kinh tế thực tế trên địa bàn. Dự toán chi cần được xây dựng khoa học, phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của từng xã, thị trấn, từng đơn vị thụ hưởng ngân sách, với

mục tiêu sử dụng ngân sách tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch.

Các xã, thị trấn và các đơn vị có nhiệm vụ lập dự toán chi đúng theo mẫu hướng dẫn và đúng thời gian quy định, từ đó phòng Tài chính - Kế hoạch tổng hợp

và đưa ra dự toán ngân sách chung trên cơ sở dự kiến về nguồn thu, nhằm đảm bảo cân đối giữa thu và chi.

Thực• tê,' việc • lập • 1 dự• toán theo khoản mục • đâu vào bộc• lộ• nhiêu hạn• chê,7 đặc

biệt là việc chênh lệch lớn giữa dự toán và triển khai. Do đó, trong tương lai cần tích cực hướng tới việc lập dự toán theo kết quả đầu ra. Theo khoản mục 15, Điều

25 Luật NSNN 2015 có nêu rõ: “Quy định việc thực hiện quản lý ngân sách theo kết

quả thực hiện nhiệm vụ”. Việc quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra góp phần cân bằng thu chi ngân sách trong điều kiện các nguồn lực có hạn và khó có thể tăng lên

đột biến trong 1 kì trung hạn (3-5 năm). Tuy nhiên, hiện nay phương thức quản lý ngân sách ở Việt Nam hiện đang được thực hiện theo các yếu tố đầu vào nên chưa

gắn kết được ngân sách với các kết quả đầu ra, chưa phản ánh được hiệu quả hoạt động và hiệu quả sử dụng ngân sách.

Lập dự toán ngân sách cho thời kì trung hạn, quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra yêu cầu phải thay đổi quy trình lập ngân sách truyền thống nhằm thiết lập

mối quan hệ giữa đầu ra và đầu vào. Các khoản chi được sắp xếp theo thứ tự ưu

tiên, hiệu quả dịch vụ cung cấp nhờ đó mà tăng lên. Kết quả đầu ra chính là đối

tượng mục tiêu chính để xây dựng và vận hành cơ chế quản lý chi ngân sách.

Đe thực hiện, cần kết nối giữa ngân sách với mục tiêu hoạt động. Việc đặt ra

các mục tiêu hoạt động cho các bộ, cơ quan hay cho cá nhân là một nội dung trong

cải cách quản lý ngân sách, trong đó ngân sách được kết nối với mục tiêu chiến lược

kinh tế - xã hội, hay còn gọi là lập ngân sách theo kết quả đầu ra. Ngoài ra, cần gắn

kết các nguồn lực trong quá trình lập ngân sách; giữa lập ngân sách với kiếm tra và

báo cáo thực hiện; giữa đo lường công việc thực hiện và kết quả đầu ra;.... cần xác

định mục tiêu/kết quả cần đạt được, từ đó xác định ngược trở lại đầu ra, các hoạt

động cần thực hiện để mang lại đầu ra đã xác định và ngân sách cần có để thực hiện các hoạt động cần thiết.

4.2.2. Hoàn thiện quản lý thu ngân sách

4.2.2. ỉ. Đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, thu hút đầu tư để phát triển kỉnh tế, tăng thu bền vững

Đối với các khu vực kinh tế

+ Đối với nông nghiệp:

Tập tiling triển khai cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết

định sô 255/ỌĐ-TTg của Thủ tuông Chính phủ nhăm phát triên nông nghiệp bên vững,

nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh nông sản; bảo vệ môi

trường, sinh thái; nâng cao thu nhập cho người dân ở khu vực nông thôn.

Đẩy mạnh liên kết giữa nông nghiệp và công nghiệp chế biến để nâng cao

giá trị của nông sản. Có giải pháp phù khuyến khích hình thành các trang trại, doanh

nghiệp nông nghiệp, vừa kinh doanh tạo ra lợi nhuận cũng như đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường và đảm bảo hài hòa lợi ích giừa người dân và doanh nghiệp.

+ Đối với công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Triển khai các chính sách nhằm thu hút đầu tư trên địa bàn huyện trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt chú trọng tới các làng nghề truyền thống của địa phương. Ban hành

nhiều chế độ ưu đãi để phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đặc trưng tại từng khu vực nhằm giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động tại chỗ.

+ Đối với thương mại, dịch vụ, du lịch

Tích cực hợp tác với các chuồi cung ứng và tiêu thụ sản phấm trong và ngoài huyện, đặc biệt chú trọng khai thác có hiệu quả mạng lưới các chợ ở các xã, thị trấn. Không chỉ đảm bảo cung ứng đủ, kịp thời các mặt hàng thiết yếu cho người dân địa phương, các mặt hàng còn được trao đối và lưu thông tới các địa phương khác, tạo ra sự liên kết trong và ngoài vùng.

về du lịch, hiện nay tại huyện Đan Phượng đã có du lịch tâm linh kết hợp du lịch

sinh thái (Ví dụ: Khu du lịch sinh thái Đan Phượng, Khu di tích Đền thờ Tô Hiến

Thành,...) thu hút khách tham quan từ cả trong và ngoài huyện. Trong tương lai,

huyện cần tiếp tục đẩy mạnh mở rộng các loại hình dịch vụ và du lịch để khai thác tiềm năng của địa phương.

Tạo môi trường sản xuất kinh doanh lành mạnh, thu hút đầu tư, đảm bảo hài hòa lợi ích giừa các chủ thể

Bên cạnh đẩy mạnh sản xuất kinh doanh giữa các khu vực kinh tể để khai

thác nguồn thu, chính quyền cấp huyện cần chú trọng công tác bồi dường nguồn thu, tạo ra môi trường cạnh tranh chung lành mạnh và hợp lý. Nếu GDP/người ở mức thấp thì tỷ lệ động viên vào ngân sách dù không cao nhưng vẫn quá sức đóng

góp của các cá nhân và doanh nghiệp, không đảm bảo “khoan thư sức dân”. Việc làm cần thiết là vừa đảm bảo nguồn thu của kì này, vừa tạo cơ hội cho các đối tượng kinh doanh tích lũy nguồn vốn tái sản xuất cho chu kì tiếp theo. Đe các hộ gia đình, các tổ chức, doanh nghiệp an tâm và nỗ lực trong sản xuất kinh doanh, huyện Đan Phượng cần phải:

+ Tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, có chính sách ưu đài và bảo vệ đối với sự

phát triển của các thành phần kinh tế, đặc biệt là những thành phần mới tham gia thị

trường. Đưa ra các chính sách, các chiến dịch thu hút đầu tư từ các nguồn bên ngoài

huyện và chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ kinh tế-xã hội.

+ Đưa ra mức thu ngân sách vừa phải, họp lý, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa thu ngân

sách, tiêu dùng và tiết kiệm để luôn đảm bảo nguồn vốn đầu tư cho các chu kì tiếp theo.

Một trong những giải pháp quan trọng để ổn định và phát triển nguồn thu cho

NSNN của huyện đó là thu hút đầu tư, tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần

kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh.

Đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ luôn là phương pháp hừu hiệu để thu hút

nguồn vốn đầu tư về huyện. Với quy mô cấp huyện, cần hoàn thiện, mở rộng hệ thống giao thông, nhất là giao thông đường bộ, bao gồm các tuyến đường quốc lộ,

tỉnh lộ đi qua địa bàn; các con đường làng liên xã, kích thích trao đổi hàng hóa với

các khu vực lân cận. Chính quyền cấp huyện cần đưa ra chủ trương khuyến khích đầu tư vào những ngành mà huyện Đan Phượng có thế mạnh như: kinh doanh đồ gỗ nội thất, chăn nuôi gia súc... chứ không để người dân kinh doanh tràn lan, kinh

doanh theo xu thế với mục đích hưởng lợi trong thời gian ngắn mà để lại các hệ lụy tiêu cực cho các chu kì kinh doanh tiếp theo. Ngoài ra, huyện cần tạo điều kiện, bố trí quỹ đất hợp lý, đấy mạnh cải cách hành chính, đảm bảo môi trường đầu tư thông

thoáng, thuận lợi, luôn sát cánh cùng các nhà đầu tư trong khi triển khai dự án.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Đan Phượng mới chỉ có 1 khu công nghiệp đang hoạt động nằm tại thị trấn của huyện. Trong khi đó, ngày 16/6/2020, UBND

Thành phố Hà Nội đã phê duyệt Quyết định số 2469/QĐ-ƯBND về việc thành lập Cụm công nghiệp Hồng Hà với quy mô khoảng 6 ha tại xã Hồng Hà, huyện Đan

Phượng. Do đó, trong thời gian tới, địa phương cân tiêp tục thu hút các dự án đâu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Đe kêu gọi đầu tư, huyện cần đẩy mạnh

quảng bá hình ảnh, xây dựng các đề xuất có uy tín, chất lượng; kêu gọi đầu tư trên các phương tiện thông tin đại chúng, nghiên cứu dành quỹ đất để thực hiện dự án,

nhất là các dự án về cơ sở hạ tầng, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của huyện.

4.2.2.2. Tích cực đôi mới cơ chế quán lý thu thuế trên địa bàn huyện

Kể từ khi Luật quản lý thuế 2019 được triển khai và áp dụng trong thực tế,

mọi đối tượng đã có thể tự kê khai và nộp thuế một cách dễ dàng. Việc làm cần thiết

của các cơ quan quản lý hiện nay là khuyến khích được sự tự giác của người dân trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước. Ngoài ra, do các đối tượng có

thể tự thực hiện các thủ tục về thuế, cơ quan quản lại càng cần phải lưu ý tới việc

kiểm tra giám sát, chống thất thu thuế trong mọi lĩnh vực và với mọi đối tượng.

Chính quyền cấp huyện phải thường xuyên sơ kết, tổng kết việc thực hiện thu thuế

nhằm phát hiện các yếu tố bất hợp lý trong quá trình tố chức thực hiện pháp luật

thuế để Nhà nước có cơ sở từng bước cải cách và hoàn thiện luật thuế cho phù họp. Đe làm được điều đó, phòng Tài chính - Kế hoạch huyện cần hợp tác chặt chẽ với Chi cục thuế và Kho bạc Nhà nước khi rà soát, đánh giá các chính sách thu; khảo sát các nguồn thu và dự báo khả năng thu một cách cụ thế và chính xác hơn.

Trong công tác thu thuế phải chú trọng đến tính bền vừng của cơ cấu thu ngân sách. Với thực trạng của huyện Đan Phượng hiện nay, cần có định hướng mạnh mẽ trong

việc tãng tỷ trọng thu nội địa, giảm dần sự phụ thuộc vào ngân sách cấp trên. Trong thu nội địa cần tăng tỷ lệ các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí, dần dần giảm tỷ lệ thu từ tiền sử dụng đất. Cần tập trung cho các nguồn thu tù’ thuế, là các nguồn thu có được dựa trên thực tế sản xuất kinh doanh và lợi thế so sánh của địa phương.

Đối với thu từ thuế Thu nhập cá nhân, Công thương nghiệp ngoài quốc

doanh, cần xác định đây là nguồn thu lớn nhất cho ngân sách và có tính bền vững cao nhất. Đối với các khoản thu từ đất đai, bao gồm cả thuế và tiền sử dụng đất, cần

xem đây là khoản thu không mang tính chất tạo đà cho phát triến kinh tế. Trong giai

đoạn vừa qua, thu từ đất vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tồng thu ngân sách của huyện

Đan Phượng. Do là nguôn thu không ôn định, cân phát triên các nguôn thu khác từ

hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế để dần dần thay thế vị trí quan trọng của nguồn thu này.

4.22.3. Kiêm soát chặt chẽ nguồn thu, chống thất thu NSNN

Tăng cường công tác quản lý thu ngân sách trong mọi lĩnh vực, đặc biệt chú trọng khu vực ngoài quốc doanh, hạn chế thấp nhất thu hộ, phối hợp chặt chẽ các phòng ban liên quan và đội thuế, xã, thị trấn quản lý các đối tượng sau đăng ký kinh

doanh. Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn và xử lý các vi phạm trong việc kê khai

thuế của các đối tượng nộp thuế. Để quản lý được đầy đủ thông tin của các nộp thuế vào danh sách quản lý, các cơ quan quản lý cần phối hợp với các UBND xã, cơ quan thống kê, cơ quan quản lý cấp giấy phép kinh doanh, quản lý thị trường để đưa các đối tượng này vào diện quản lý thường xuyên.

Hiện nay, ngân sách của huyện còn mất cân đối cao, năng lực sản xuất kinh doanh còn hạn chế, vì vậy vẫn phải phụ thuộc lớn vào nguồn thu từ đất. Trước mắt, đây là nguồn thu hữu hiệu đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của huyện nên cần có biện pháp khai thác có hiệu quả, chống thất thu. Trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất đến

năm 2020 của huyện và các xã, thị trấn, chính quyền huyện tiếp tục chỉ đạo các địa phương thực hiện việc lập và phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hằng năm theo đúng quy định của pháp luật, tránh tình trạng tích trừ đầu cơ để trục lợi. Các cơ quan phải

công bố công khai các thông tin về các dự án đàu tư, quy hoạch và các vấn đề liên

quan tới giải phóng mặt bằng để người dân được biết.

Với các đối tượng coi thường pháp luật, cố tình khai khống doanh thu, trốn thuế, gian lận thuế,.... phải dứt khoát xử lý theo đúng quy định của pháp luật nhằm

chẩn chỉnh và lập lại kỷ cương trên lĩnh vực thuế, tạo sự công bằng xã hội, đảm bảo nguồn thu ngân sách, khắc phục những trường hợp vì lợi ích cá nhân mà xem nhẹ lợi ích quốc gia, ảnh hưởng tới phát triển kinh tế-xã hội nói chung.

4.2.3. Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách

42.3.1. Đối với chỉ đầu tư phát triển

Dựa vào kể hoạch đầu tư trung, dài hạn của huyện và của thành phố làm căn cứ cho lập dự toán, bố trí danh mục công trình, hạng mục phù hợp.

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)