Hoàn thiện côngtác quản lý chi ngân sách

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 97 - 100)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚƯ

4.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách huyện Đan Phượng

4.2.3. Hoàn thiện côngtác quản lý chi ngân sách

42.3.1. Đối với chỉ đầu tư phát triển

Dựa vào kể hoạch đầu tư trung, dài hạn của huyện và của thành phố làm căn cứ cho lập dự toán, bố trí danh mục công trình, hạng mục phù hợp.

Nhăm tránh that thoát ngân sách và lãng phí vôn đâu tư công, cân thực hiện nghiêm túc việc lập, thấm định, phê duyệt chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư

các dự án trên địa bàn. Trước khi tiến hành triển khai các hạng mục, dự án trong

thực tế phải xem xét kĩ lưỡng về nguồn vốn và khả năng cân đối vốn. Với các dự án

đầu tư không rõ ràng về chủ trương chỉ đạo và không xác định chính xác khả năng

cân đối vốn thì các cơ quan quản lý không được phép phê duyệt.

Các cơ quan có liên quan (Phòng Tài chính- Ke hoạch, Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, Kho bạc Nhà nước,....) phải phối họp chặt chẽ từ khâu khảo sát, lập hồ sơ, thiết kế dự toán, tổ chức thực hiện đầu tư đến khâu thanh quyết toán vốn đầu tư, quyết toán công trình hoàn thành.

Cải cách hành chính, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong các nghiệp vụ liên quan tới giải quyết thủ tục giấy tờ. Niêm yết công khai quy trình

hướng dẫn giải quyết thú tục hành chính thuộc lĩnh vực thẩm định báo cáo kinh tế

kỹ thuật và kế hoạch đầu thầu, quy trình giải quyết thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực thẩm tra, phê duyệt quyết toán công trình hoàn thành thuộc thẩm quyền phê

duyệt cùa UBND huyện.

Chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về công tác giám sát, đánh

giá đầu tư. Đây là bước quan trọng nhằm giải quyết thấu đáo các vướng mắc, tranh

chấp trong khi xây dựng công trình; phát hiện, xử lý các sai phạm trong đầu tư như chậm tiến độ, không đúng quy hoạch, không tuân thủ các quy định của Nhà nước, gây tốn hao ngân sách, không đảm bảo chất lượng công trình và ảnh hưởng tiêu cực

đến lợi ích cộng đồng.

4.2.3.2. Đối với chi thường xuyên

Chấp hành các quy định của Nhà nước về xây dựng dự toán và và định mức

chi ngân sách do cấp thành phố và cấp Trung ương ban hành. Các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách phải báo cáo trung thực về nhu cầu, nhiệm vụ thu-chi cho các cơ

quan quản lý đế có căn cứ thiết lập, xây dựng định mức chi, cơ cấu chi trong định

mức phù họp với khả năng thực tế cửa ngân sách, cũng như cân đối hợp lý giữa các

phòng ban, các địa phương, các ngành nghề và các loại hình hoạt động.

Đôi với huyện Đan Phượng hiện nay, đê căt giảm khoản chi thường xuyên có hiệu quả nhất trong thời gian tới là tích cực vận động tiết kiệm chi thường xuyên, thực hiện chính sách tinh giảm biên chế gắn với khoản chi và bố trí kinh phí theo

hiệu quả công việc, thực hiện cắt giảm tối đa kinh phí gián tiếp. Do đó, chính quyền huyện cần giao quyền tự chú, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính cho các cơ quan Nhà nước. Trong những năm qua, Chính phủ đã ban hành rất nhiều văn bản pháp luật liên quan tới tinh giảm biên chế như: Nghị định số 130/2005/NĐ-CP Quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng

biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước; Nghị định số 117/2013/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP;

Nghị định 16/2015/NĐ-CP và Nghị định số 141/2016/NĐ-CP Quy định các nguyên

tắc, quy định chung về cơ chế tự chú của đơn vị sự nghiệp công lập,... Do đó, huyện cần nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về tinh giảm biên chế và quản lý

cán bộ Nhà nước làm việc có hiệu quả nhằm giảm bớt mức độ cồng kềnh cho bộ máy quản lý cũng như tránh lãng phí Ngân sách.

Tiếp tục nâng cao trách nhiệm, thực hiện công khai, hiệu quả cơ chế tự chủ đối với các cơ quan, đơn vị. Chính quyền cấp huyện phải tạo được động lực, tạo quyền tự chủ cho các cơ quan trong việc huy động nguồn vốn, huy động nguồn lực,

tạo ra các dịch vụ công thiết thực, thỏa mãn nhu cầu của người dân, kết hợp với tiết kiệm ngân sách, từ đó nâng cao thu nhập cho cán bộ, cải thiện chất lượng hoạt động

sự nghiệp, cải thiện dịch vụ công, góp phần tăng thu ngân sách cho huyện.

Ngoài ra, chính quyền địa phương cần sắp xếp các khoản chi theo thứ tự ưu

tiên, các nhiệm vụ chi quan trọng được đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo ngân sách cho các chính sách an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo. Trong năm thực hiện, nếu có các khoản chi phát sinh ngoài dự toán, ban lãnh đạo huyện cần phải chấp hành theo

đúng luật định hạn chế những khoản chi chưa thực sự cần thiết, đặc biệt là các

khoản chi cho ngày lễ, tiếp khách,... Quản lý chặt chể việc mua sắm, sửa chữa tài sản công, đặc biệt là trang thiết bị làm việc đối với từng chức danh, vị trí việc làm.

Đồng thời, Thủ trưởng của từng cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách cần nâng cao ý thức, trách nhiệm trong khi điều hành quản lý ngân sách do mình quản lý. Đe

luôn chủ động trong thu-chi ngân sách của cơ quan, các Thủ trưởng phải yêu câu

đơn vị xây dựng kế hoạch chi tiêu chi tiết theo từng tháng, từng quý nhàm đối phó với các phát sinh bất thường. Thú trưởng đơn vị phải mạnh dạn, đấu tranh kiên quyết với những cán bộ cố ý để xảy ra sai phạm, sử dụng ngân sách lãng phí, gây

thất thoát ngân sách.

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)