Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 85 - 88)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚƯ

3.3. Đánh giá công tác quản lý NSNN tại huyện Đan Phượng

3.3.3. Nguyên nhân của hạn chế

3.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, huyện Đan Phượng là huyện có diện tích nhỏ, xuất phát điểm kinh tế thấp, chủ yếu phát triển từ nông nghiệp, nguồn thu NSNN trên địa bàn huyện

chưa cao, chỉ đáp ứng được khoảng gần 40% nhu cầu chi ngân sách. Do vậy, việc điều hành ngân sách chưa được linh động, chỉ một sự biến đối về thu, chi ngân sách

hoặc trợ cấp của ngân sách thành phố, Trung ương đã ảnh hưởng tới cân đối ngân

sách và điều hành ngân sách tại địa phương. Để đảm bảo thu ngân sách, huyện buộc

phải sử dụng quỹ đất tại địa phương để bán đấu giá hoặc cho thuê.

Thứ hai, do ảnh hường chung của nền kinh tế trong cả nước cũng như trên

thế giới. Bên cạnh đó, Nhà nước thắt chặt đầu tư công, cắt giảm các khoản chi thường xuyên, các doanh nghiệp kinh doanh gặp khó khăn, gây thất thu ngân sách,

không cân đối được nguồn thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên. Hon nữa, diễn biến bất thường cùa dịch bệnh, đặc biệt là dịch Covid 19 đã ảnh hưởng lớn đến thực

hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triền kinh tế và quản lý NSNN ở địa phương, là

một nguyên nhân khiến quản lý ngân sách kém hiệu quả.

Thứ ba, hệ thống chính sách, quy định của pháp luật vẫn cịn nhiều bất cập, thú tục rườm rà, nhiều kẽ hở, là một yếu tố cản trở tới thu chi ngân sách. Các vụ

việc xử lý vi phạm chưa được thực hiện quyết liệt khiến việc thất thu ngân sách

hoặc lãng phí trong đầu tư cơng vẫn diễn ra.

3.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, việc lập, phân bố, giao dự toán NSNN hằng nàm ở một số cơ quan,

đơn vị, cấp cơ sở còn chưa sát với tình hình kinh tế, xã hội của huyện, dự tốn thu chưa bao quát được hết nguồn thu nên phần nào đó ảnh hưởng tới cơng tác cân đối ngân sách để thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên. Đặc biệt, chu trình phân bố

ngân sách chưa được thực hiện theo kết quả đầu ra. Các kế hoạch 5-10 năm của

phòng, ban, xã, thị trấn chưa gắn chặt với các nguồn lực có thể huy động được, hay

sự thay đơi vê chính sách và tơ chức cân thiêt đê thực hiện. Do đó, xây dựng, phân

bố giao dự toán NSNN mang lại hiệu quả chưa cao trong dài hạn.

Thứ hai, huyện Đan Phượng chưa quyết tâm thực hiện việc cơng khai, minh bạch tài chính và gắn trách nhiệm giải trình tới từng cơ quan, đơn vị. Huyện khơng có kênh thơng báo thơng tin chính thức về NSNN như các website hay đài báo điện tử,....

Thứ ba, cơng tác cải cách hành chính cơ bản đã được triền khai nhưng chưa

đi sâu vào hoạt động cửa các cơ quan Nhà nước. Huyện vẫn triển khai các hoạt động mang nặng hình thức văn bản giấy. Mặc dù đã ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào quản lý NSNN nhưng bản thân một số cán bộ lại khơng đủ trình độ

nghiệp vụ để sử dụng được những phần mềm này, đặc biệt là những người có độ tuổi trung niên. Tuy nhiên, huyện chưa quyết liệt trong việc đào tạo các cán bộ này.

Tóm tăt Chương 3: Trước khi phân tích thực trạng Quản lý NSNN tại huyện Đan

Phượng, Luận văn đưa ra tình hinh khái quát chung về kinh tế-xã hội của huyện giai

đoạn 5 năm 2015-2020 nhằm cho thấy bối cảnh của huyện có ảnh hưởng lớn tới ngân sách trên địa bàn. Phân tích theo quy trình ngân sách cho thấy, chu trình vẫn cịn nhiều điềm hạn chế, từ lập dự toán, chấp hành, quyết toán và công tác thanh, kiểm tra. Thực trạng thu-chi ngân sách cho thấy, bên cạnh các ưu điểm, còn tồn tại

một số hạn chế như: Thu ngân sách không đủ để đáp ứng Chi ngân sách trên địa bàn, Thu phụ thuộc lớn vào các khoản bố sung từ Ngân sách cấp trên, Chi thường xuyên lấn át Chi đầu tư xây dựng cơ bản,... Ngoài ra, các yếu tố như hệ thống thông tin, luật pháp, mức độ công khai ngân sách,.... vẫn tác động tiêu cực tới công tác quản lý. Các hạn chế và nguyên nhân của hạn chế được nêu ra, từ đó làm cơ sở xây

dựng nên các biện pháp tại

CHƯƠNG 4. MỌT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HUYỆN ĐAN PHƯỢNG

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)