NHỮNG TỒN TẠI VÀ HẠN CHẾ

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tín DỤNG đối với CHO VAY hộ NGHÈO tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN BA tơ, TỈNH QUẢNG (Trang 71 - 72)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.4.2. NHỮNG TỒN TẠI VÀ HẠN CHẾ

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động tín dụng hộ nghèo trên địa bàn huyện Ba Tơ còn một số tồn tại như sau:

- Thứ nhất, Nguồn vốn cho vay còn bị động, chủ yếu phụ thuộc vào Trung ương, do đó còn nhiều hộ đủ điều kiện vay vốn nhưng chưa được sử dụng vốn. Nguồn vốn hoạt động của NHCSXH là vốn ưu đãi, tăng trưởng phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Trên thực tế, khi nguồn vốn từ Trung ương không chuyển về kịp thì NHCSXH phải tự bù đắp chi phí, thực hiện bảo toàn và phát triển nguồn vốn; căn cứ vào tình hình thu nợ, thu lãi từ các hộ vay, đảm bảo được nguồn vốn mới có quyết định giải ngân đến từng hộ có nhu cầu vay. Do vậy tính chủ động trong hoạt động của NHCSXH còn hạn chế.

Việc huy động vốn ở địa phương rất thấp, nguồn vốn thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn vốn cấp trên. Do vậy, việc giải ngân luôn luôn bị động, không chủ động xây dựng kế hoạch giải ngân cụ thể.

- Thứ hai, Ban giảm nghèo xã một số nơi, công tác tham mưu chính quyền cùng cấp triển khai các chính sách liên quan đến hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo không kịp thời.

- Thứ ba, Ở một số địa phương, chính quyền cấp xã chưa thực sự quan tâm và coi trọng đến công tác tín dụng chính sách ưu đãi nên chất lượng tín dụng chưa cao, thể hiện như: Một số hộ đủ điều kiện vay vốn, có nhu cầu vay vốn nhưng chưa được vay vốn do công tác bình xét vay vốn chưa chính xác; nhiều hộ vay vốn sử dụng vốn vay không đúng mục đích, chậm nộp lãi, để nợ quá hạn...

Một số Hội, đoàn thể nhận uỷ thác nhưng thực hiện chưa đúng chức năng, nhiệm vụ được uỷ thác, dẫn đến những tồn tại như: Chất lượng cán bộ phụ trách công tác vay vốn và quản lý vốn còn yếu; chất lượng Tổ trưởng chưa cao; chưa sát sao trong công tác kiểm tra, giám sát hoạt động vay vốn...

Nhận thức của một số Tổ trưởng chưa tốt ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng ủy thác của Tổ, Hội và xã. Ngoài ra, nhiều hộ nghèo chưa thực hiện

đúng quy định về quản lý vốn và sử dụng vốn dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn vay chưa cao và tình hình chậm lãi, chậm gốc vẫn xảy ra.

- Thứ tư, Công tác thu hồi nợ và xử lý một số món nợ quá hạn còn gặp nhiều khó khăn do người vay chây ỳ và sự phối hợp của chính quyền địa phương, một số ngành liên quan chưa thực sự tích cực. Phần lớn những hộ nghèo có trình độ dân trí không cao, kỹ năng lao động yếu nên việc sử dụng vốn vay chưa hiệu quả. Điều này cũng làm cho nợ quá hạn cho vay hộ nghèo tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện tiềm ẩn phát sinh tăng.

- Thứ năm, Chưa có sự gắn bó chặt chẽ giữa công tác vay vốn với các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và chuyển giao khoa học, kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất ở các địa phương nên hiệu quả sử dụng vốn ở một số nơi chưa cao. Hàng năm, số hộ thoát nghèo lớn, nhưng chưa thoát nghèo bền vững, nguy cơ tái nghèo cao do ảnh hưởng tác động của điều kiện tự nhiên đến sản xuất nông nghiệp như thiên tai, dịch bệnh…

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tín DỤNG đối với CHO VAY hộ NGHÈO tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN BA tơ, TỈNH QUẢNG (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w