GIẢI PHÁP CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tín DỤNG đối với CHO VAY hộ NGHÈO tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN BA tơ, TỈNH QUẢNG (Trang 78 - 80)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.2.1. GIẢI PHÁP CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN

Việc nguồn vốn cho vay tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện phụ thuộc chủ yếu vào Trung ương đã ảnh hưởng lớn kế hoạch hoạt động của đơn vị. Do vậy, để khắc phục được tình trạng này thì cần có giải pháp phù hợp về công tác huy động vốn. Với nguồn vốn được huy động tại địa phương, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Ba Tơ hoàn toàn có thể chủ động trong việc thực hiện kế hoạch cho vay vốn phù hợp với tình hình ở địa phương, đảm bảo được nhu cầu vay vốn đối với nhân dân trên địa bàn. Cần tập trung huy động vốn từ các kênh sau:

Thứ nhất, Tích cực tham mưu Huyện ủy chỉ đạo cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức Hội, đoàn thể thực hiện tốt Chỉ thị số 40 – CT/TW và Quyết định số 401/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng Chính sách xã hội, trong đó tăng cường sự hỗ trợ nguồn vốn ngân sách ủy thác qua NHCSXH để cho vay. Cụ thể: tham mưu cho Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, UBND huyện Ba Tơ hàng năm quan tâm chuyển từ 1,5 tỷ - 2 tỷ đồng từ ngân sách huyện chuyển sang Phòng giao dịch NHCSXH huyện để tập trung cho vay đối với hộ nghèo trên địa bàn (hiện nay đang áp dụng quy chế Quản lý và sử dụng ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi theo Quyết định số 57/2017/QĐ-UBND ngày 31

tháng 8 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi).

Thứ hai, Đề nghị UBND huyện chỉ đạo các doanh nghiệp lớn đóng trên địa bàn huyện, hàng năm dành một phần vốn ủy thác cho Phòng giao dịch NHCSXH huyện để cho vay đối với hộ nghèo. Quy chế sử dụng vốn này được ký kết giữa Phòng giao dịch NHCSXH huyện với Doanh nghiệp có sự chứng kiến, giám sát của UBND huyện. Nguồn vốn chuyển sang có thời hạn và được chuyển trả lại doanh nghiệp khi hết hạn hợp đồng.

Thứ ba, Giải pháp thực hiện công tác huy động vốn từ dân cư trên địa bàn. Đến nay, nhiều khách hàng chưa biết đến việc huy động tiền gửi tại NHCSXH mà họ chỉ biết đến đây là công việc của các Ngân hàng thương mại, do đó cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền khi gửi tiền tiết kiệm tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện là góp phần thực hiện các mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới đảm bảo an sinh xã hội, an ninh quốc phòng tại địa phương. Hiện nay, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Ba Tơ thực hiện nghiệp vụ huy động tiết kiệm dân cư bao gồm tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn tại trụ sở của Phòng giao dịch NHCSXH huyện và nổi bật nhất là tại 20 điểm giao dịch xã, với phương thức gửi, rút linh hoạt, lãi suất huy động tương đương các Ngân hàng thương mại, đây là lợi thế vô cùng lớn cho Phòng giao dịch NHCSXH huyện khi mà người dân giảm bớt được rất nhiều thời gian, công sức đi lại thì họ sẵn sàng gửi tiền vào NHCSXH khi có tiền nhàn rỗi. Do đó cần thực hiện tốt các hình thức tuyên truyền và tận dụng được nền tảng sẵn có của mình là mối quan hệ rất tốt với chính quyền các xã, thị trấn và có đội ngũ Tổ trưởng Tổ TK&VV đông đảo (201 tổ TK&VV) nằm ở 100% tại các thôn, Tổ dân phố trên địa bàn huyện, kết hợp với các đề xuất với chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Ngãi để có các hình thức huy động tiết kiệm linh hoạt, thu hút hơn nữa.

Thứ tư, Giải pháp thực hiện công tác huy động vốn của các tổ viên Tổ TK&VV. Trên thực tế, bất kỳ ai trong xã hội đều có nhu cầu dự trữ tiền mặt để đáp ứng nhu cầu khẩn cấp. Vì vậy, NHCSXH đã thiết lập được cơ chế cho vay thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn, thành viên tổ TK&VV bên cạnh việc vay vốn của

NHCSXH, còn tham gia gửi tiền tiết kiệm theo hình thức tiết kiệm ban đầu hoặc tiết kiệm hàng tháng. Hình thức vừa cho vay, vừa huy động này đã được nhiều tỉnh thành trên cả nước áp dụng thành công, tuy nhiên tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Ba Tơ việc huy động nguồn vốn từ tiết kiệm tổ vẫn chưa khai thác được hiệu quả, tỷ lệ gửi tiền tiết kiệm còn thấp, nhiều tổ TK&VV tại các xã hộ vay thường xuyên gửi tiền tiết kiệm với số tiền nhỏ (10.000 đồng) không phát huy được mục đích, ý nghĩa của việc huy động này. Phòng giao dịch NHCSXH huyện Ba Tơ không nên chỉ áp dụng nhận tiền gửi tiết kiệm đối với các thành viên tổ TK&VV mà cần tuyên truyền, khuyến khích mọi người dân tham gia vào việc gửi tiền tiết kiệm theo tổ TK&VV theo nhiều hình thức. Chỉ có như vậy mới tăng thêm được nguồn vốn để cho vay, đồng thời tạo nên sự gắn kết trong cộng đồng xã hội, đem lại tính nhân văn tương trợ lẫn nhau và hoạt động cho vay đạt hiệu quả hơn. Do đó, trong thời gian tới Phòng giao dịch NHCSXH huyện Ba Tơ nên làm tốt công tác tuyên truyền để người dân hiểu được ý nghĩa của việc gửi tiết kiệm, đây là nguồn huy động thuận lợi, vì các thành viên tổ TK&VV gửi tiết kiệm chỉ với lãi suất không kỳ hạn của nhiều người để cho số ít người được vay vốn. Đặc biệt phải tuyên truyền làm tốt việc huy động tiết kiệm của hộ nghèo để giúp cho hộ nghèo thực hành được tiết kiệm và giúp cho hộ nghèo khi đến hạn theo phân kỳ hoặc đến hạn trả nợ cuối cùng hộ nghèo có một phần vốn tiết kiệm từ tiền gửi để thanh toán trả nợ làm giảm bớt khó khăn.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tín DỤNG đối với CHO VAY hộ NGHÈO tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN BA tơ, TỈNH QUẢNG (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w