6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
3.2.7. GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC THU HỒI NỢ ĐẾN HẠN VÀ QUÁ HẠN
Việc thu hồi vốn cũng là một khâu rất quan trong trong hoạt động cho vay của Ngân hàng, làm tốt công tác thu hồi nợ đến hạn và quá hạn là làm tăng hệ số quay vòng vốn, nâng cao chất lượng tín dụng. Lượng khách hàng của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Ba Tơ là tương đối lớn, mang tính đặc thù là công việc không ổn định, họ có thể đi làm ăn tại các địa phương khác, chủ yếu là các tỉnh khu vực Tây Nguyên, do đó việc triển khai đồng bộ, toàn diện các giải pháp thu hồi vốn là hết sức cần thiết. Mặc dù, Nợ quá hạn chương trình cho vay hộ nghèo trên địa bàn huyện Ba Tơ trong các năm qua chiếm tỷ lệ không quá cao. Tuy nhiên, để hạn chế nợ quá hạn phát sinh và giảm tỷ lệ nợ quá hạn trên địa bàn thì cần thiết phải nâng cao chất lượng thu hồi nợ quá hạn và ngăn ngừa nợ quá hạn phát sinh. Đó là việc phải có chế tài mạnh mẽ hơn như kiên quyết khởi kiện đối với các hộ vay có khả năng trả nợ nhưng cố tình chây ỳ; điều chỉnh nội dung hợp đồng ủy thác giữa Phòng giao dịch NHCSXH huyện với các Hội, đoàn thể theo hướng giảm mạnh tỷ lệ trích phí ủy thác hơn nữa khi Hội, đoàn thể các cấp để xảy ra nợ quá hạn mình quản lý. Mặt khác, cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm của Chính quyền cấp xã trong công tác quản lý nguồn vốn trên địa bàn. Xã nào để nợ quá hạn phát sinh thường xuyên hoặc để nợ quá hạn kéo dài cần có trách nhiệm của Chính quyền trong khâu quản lý. Nội dung này cần được đánh giá, nhận xét và rút kinh nghiệm ở các buổi họp của BĐD- HĐQT - NHCSXH huyện hàng quý.
*Nội dung giải pháp trong công tác thu hồi nợ đến hạn và nợ quá hạn:
+ Tập trung kiểm tra tại xã có tỷ lệ thu hồi nợ đến hạn thấp, nợ xấu cao, phải tăng cường công tác kiểm tra ít nhất một quý 2 lần. Cần thiết đề xuất Trưởng BĐD- HĐQT - NHCSXH huyện có thể tổ chức Hội nghị chuyên đề tín dụng riêng đối với các xã có tỷ lệ thu hồi nợ đến hạn thấp, nợ xấu cao để có giải pháp tháo gỡ kịp thời.
+ Đề nghị Đảng uỷ, HĐND, UBND xã làm tốt công tác tuyên truyền chỉ đạo thông qua kênh của chi bộ để đảng viên và cán bộ hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình; tăng cường kiểm tra, giám sát của Đảng đối với hoạt động tín dụng Ngân hàng trên địa bàn xã, trong nghị quyết của cấp uỷ về lãnh đạo hoạt động tín dụng.
+ Yêu cầu Tổ chức Hội, Tổ TK&VV và trưởng thôn, Tổ dân phố phối hợp với cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn rà soát nguyên nhân những hộ có điều kiện không trả nợ, lãi đúng hạn để báo cáo chính quyền địa phương xã có biện pháp xử lý. Trường hợp hộ vay cố tình chây ỳ thì lập hồ sơ khởi kiện theo quy định của pháp luật. Phòng giao dịch NHCSXH huyện cũng đã có vài hồ sơ khởi kiện và đã có chuyển biến tích cực.
+ UBND xã lập danh sách các hộ không đủ điều kiện vay vốn theo hướng dẫn của Ngân hàng để không cho vay; xem xét Ban quản lý tổ TK&VV nào quản lý yếu kém, thì thay ban quản lý Tổ.
+ Ban chỉ đạo giảm nghèo các xã tăng cường công tác tuyên truyền, đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát vốn vay của NHCSXH. Khi triển khai các chương trình tín dụng phải kiểm tra rà soát chính xác các đối tượng để tránh sai sót; bên cạnh đó phải công khai hoá, dân chủ hoá các chính sách tín dụng ưu đãi trên địa bàn.
+ Thành lập Ban chỉ đạo củng cố Tổ TK&VV; tiếp tục duy trì Tổ thu hồi nợ cấp xã để xử lý thu hồi nợ đến hạn, nợ xấu đối đến từng người vay; tổ chức củng cố Tổ TK&VV ở từng thôn..
+ Trưởng ban nhân dân thôn thực hiện tốt trong việc quản lý vốn tín dụng chính sách từ khâu nhận chỉ tiêu phân vốn đến tổ chức giám sát bình xét cho vay tại Tổ, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của người vay, giám sát hoạt động của Tổ, giám sát việc thực hiện ủy thác của các Hội đoàn thể trên địa bàn thôn và tham gia đôn đốc, xử lý thu hồi nợ của hộ vay.
+ Chủ động đôn đốc thu hồi nợ đến hạn (đặc biệt là nợ đến hạn theo phân kỳ trả nợ) đồng thời tuyên truyền, làm rõ nhận thức, trách nhiệm trả nợ, trả lãi của người vay…; hướng dẫn người vay sử dụng vốn có hiệu quả; lồng ghép các chương
trình dự án của các tổ chức chính trị xã hội. Làm tốt công tác tư vấn, hướng dẫn xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh điển hình, giúp nhau vươn lên thoát nghèo và làm giàu.
+ Hộ nghèo có nhu cầu vay vốn phải đúng đối tượng được thụ hưởng chính sách tín dụng, có phương án sử dụng vốn vay rõ ràng, có khả năng quản lý vốn vay, phải tự nhận thức được có vay có trả và phải tự giác trả gốc, lãi theo đúng quy định.
+ Cán bộ tín dụng theo dõi địa bàn chủ động nắm chắc địa bàn, phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền các quy định của Nhà nước và các văn bản của các bộ, ngành liên quan đến hoạt động tín dụng chính sách và văn bản hướng dẫn qui trình nghiệp vụ của NHCSXH để mọi người dân biết, đặc biệt là hộ nghèo để quá trình thực hiện đảm bảo tính công khai dân chủ.
+ Cán bộ tín dụng phối hợp với các ngành có liên quan, các tổ chức Hội nhận ủy thác xã để kiểm tra, giám sát, lồng ghép các chương trình cho vay với hoạt động khuyến công, khuyến lâm…giúp người vay sử dụng vốn có hiệu quả, thoát nghèo bền vững.
+ Cán bộ tín dụng thường xuyên rà soát Hội nào làm tốt thì đề nghị Phòng giao dịch NHCSXH huyện ký hợp đồng uỷ thác, nếu làm yếu kém thì không ký, nếu đã ký mà làm không tốt thì chuyển sang cho Hội làm tốt. Những Hội đoàn thể không có chuyển biến tích cực thì, báo cáo Đảng uỷ, UBND xã biết để cùng phối hợp cương quyết chuyển việc uỷ thác Tổ đó sang cho Hội, đoàn thể khác quản lý.
+ Duy trì tổ chức họp giao ban theo định kỳ với các Hội đoàn thể cấp huyện (02 tháng/lần) để đánh giá thực trạng và bàn giải pháp để nâng cao chất lượng ủy thác nói riêng và chất lượng tín dụng nói chung; qua đó thống nhất chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức thực hiện.
+ Lãnh đạo Phòng giao dịch NHCSXH huyện phải thường xuyên nắm bắt diễn biến nợ đến hạn, nợ xấu, quá hạn: nắm bắt cụ thể nợ ở đâu, ai nợ, phân tích nguyên nhân của từng khoản nợ cho từng đối tượng vay để có giải pháp và kế hoạch thu hồi. Cần phải trực tiếp xuống tận cơ sở cùng với Lãnh đạo xã tìm biện pháp thu hồi.
Để thực hiện tốt các nội dung trên của giải pháp, Phòng giao dịch NHCSXH huyện cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền và các tổ chức CT-XH các cấp, tích cực tham mưu để BĐD- HĐQT - NHCSXH huyện phát huy đúng vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác chỉ đạo công tác thu hồi nợ đến hạn, quá hạn. NHCSXH cũng cần xây dựng cơ sở pháp lý rõ ràng, minh bạch trong các khâu ủy thác, gắn trách nhiệm ngay từ khâu bình xét cho vay, quy trình thẩm định, giải ngân cho đến công tác kiểm tra sau khi cho vay. Cán bộ NHCSXH cần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bám sát cơ sở, tham mưu tốt cho ban giảm nghèo cấp xã trong công tác quản lý, đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn.