6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
3.2.4. GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÁC HỘI, ĐOÀN THỂ NHẬN ỦY THÁC TÍN DỤNG ƯU ĐÃI
Với đặc thù hoạt động của NHCSXH chủ yếu cho vay qua hình thức tín chấp và ủy thác một số công đoạn cho vay qua các tổ chức CT-XH. Do vậy, chất lượng hoạt động của hệ thống các tổ chức này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của NHCSXH trên địa bàn. Chính vì thế, để hoạt động của NHCSXH đạt hiệu quả cao, cần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ủy thác của các tổ chức này. Để làm tốt nội dung này, Phòng giao dịch NHCSXH huyện cần phối hợp với Hội, đoàn thể cấp huyện, cấp xã thực hiện chặt chẽ các nội dung ủy thác đã ký kết với các giải pháp như:
- Thực hiện duy trì thường xuyên việc giao ban giữa Phòng giao dịch NHCSXH huyện với các tổ chức nhân ủy thác theo quy định (cấp huyện là 2 tháng/ lần tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện định kỳ vào 01 ngày cố định và cấp xã là 01 tháng/ lần vào các buổi giao dịch cố định tại xã). Về nội dung giao ban: Các tổ chức hội có báo cáo đánh giá kết quả hoạt động uỷ thác của tổ chức mình trong tháng, quý; rút ra những việc làm tốt và tồn tại, nguyên nhân từ đó đề ra các giải pháp khắc phục; đồng thời đề ra nhiệm vụ thời gian tới. Phòng giao dịch NHCSXH huyện có báo cáo tổng hợp tình hình giải ngân, thu lãi, thu gốc, trả tiền hoa hồng và phí uỷ thác... Đồng thời, cung cấp cho các tổ chức nhận uỷ thác các văn bản nghiệp vụ mới liên quan đến hoạt động cho vay của NHCSXH.
- Tổ chức Hội nhận uỷ thác cấp huyện: Căn cứ kế hoạch kiểm tra của tổ chức nhận Hội nhận uỷ thác cấp huyện và tình hình thực tế tại địa phương mình để xây dựng kế hoạch kiểm tra trong năm; hàng tháng tổ chức các đoàn kiểm tra hoạt động của tổ chức hội cấp xã về thực hiện các khâu được Phòng giao dịch NHCSXH uỷ thác, hoạt động của tổ vay vốn và đối chiếu tận hộ vay. Hàng tháng, tổng hợp kết quả kiểm tra gửi Phòng giao dịch NHCSXH huyện.
- Tổ chức Hội nhận uỷ thác cấp xã: Chỉ đạo và tham gia cùng tổ tiết kiệm và vay vốn, tổ chức họp tổ để bình xét công khai người vay có nhu cầu xin vay đủ điều kiện vay đưa vào danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH (mẩu số 03/TD); Kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của người vay theo hình thức đối chiếu công khai (mẩu số 06/TD) và thông báo kịp thời cho ngân hàng cho vay về các đối tượng sử dụng vốn sai mục đích, vay ké, bỏ trốn, chết, mất tích, bị rủi ro do nguyên nhân khách quan, để có biện pháp xử lý kịp thời. Kết hợp với tổ tiết kiệm và vay vốn, Chính quyền địa phương xử lý các trường hợp nợ chây ỳ, nợ quá hạn, hướng dẫn người vay lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ rủi ro do nguyên nhân khách quan (nếu có); Chỉ đạo và giám sát ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn trong việc thực hiện hợp đồng uỷ nhiệm đã ký với NHCSXH. Thường xuyên củng cố và kiện toàn các tổ vay vốn hoạt động kém hiệu quả; Đối với các cán bộ Ban xóa đói giảm nghèo, cán bộ hội, phải phân định rõ địa bàn kiểm tra gắn quyền lợi với trách nhiệm. Nếu thiếu tinh thần trách nhiệm để xảy ra tiêu cực, tham nhũng, gây lãng phí, mất vốn thì phải bồi hoàn vật chất.
- Đánh giá lại việc thực hiện ủy thác theo hợp đồng ủy thác của từng Hội tại từng xã để nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác của Hội. Hội cấp xã cần làm được khâu thường xuyên kiểm tra giám sát Tổ TK&VV, nhất là những Tổ yếu kém; đối chiếu nợ từng hộ vay theo quy định và làm tốt công tác tuyên truyền, làm rõ nhận thức, trách nhiệm trả nợ, trả lãi của người vay
- Việc ký Hợp đồng ủy thác với từng Hội cấp xã phải quán triệt nguyên tắc “Hội nào làm tốt thì ký hợp đồng ủy thác, nếu làm kém thì không ký, nếu đã ký mà làm không tốt thì chuyển sang cho Hội làm tốt”. Những nơi Hội đoàn thể không có chuyển biến tích cực thì tham mưu cho cấp uỷ chính quyền xã kiên quyết chuyển sang cho Hội đoàn thể khác.
Mô hình quản lý tín dụng chính sách thông qua phương thức ủy thác cho vay qua các tổ chức chính trị - xã hội như hiện nay của NHCSXH là đúng hướng và có hiệu quả. Hợp đồng ủy thác bán phần cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác sẽ phát huy được lợi thế của các tổ chức này. Đó là huy động các lực lượng xã
hội cùng tham gia thực hiện nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo cùng với Ngân hàng, nâng cao chất lượng đầu tư cho vay ưu đãi, phát huy và đưa chủ trương xã hội hoá công tác xóa đói giảm nghèo vào thực tiễn hoạt động, dân chủ hoá hoạt động của NHCSXH.