TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, HƯỚNG DẪN NGƯỜI NGHÈO VAY VỐN BIẾT CÁCH LÀM

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tín DỤNG đối với CHO VAY hộ NGHÈO tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN BA tơ, TỈNH QUẢNG (Trang 90 - 91)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.2.6.TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, HƯỚNG DẪN NGƯỜI NGHÈO VAY VỐN BIẾT CÁCH LÀM

vốn biết cách làm ăn

Việc Nhà nước thông qua NHCSXH để chuyển tải nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến với hộ nghèo đã hỗ trợ hộ nghèo rất nhiều trong thời gian qua. Nếu chỉ đáp ứng vốn cho hộ nghèo vay mà không tập huấn công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư thì việc sử dụng vốn của hộ nghèo hiệu quả thấp, không muốn nói là không có hiệu quả. Trên thực tế còn nhiều hộ nghèo sử dụng vốn vay chưa hiệu quả do chưa biết cách làm ăn nên nhiều năm không thoát nghèo hoặc thoát nghèo không bền vững. Do vậy, để việc cho vay vốn đạt hiệu quả cao hơn, Phòng giao dịch NHCSXH huyện cần phối hợp với chính quyền địa phương chặt chẽ hơn nữa thực hiện lồng ghép các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư nhằm tuyên truyền các kỹ thuật sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi mới đến người vay theo hướng: Trước khi cho hộ nghèo vay vốn thì phải tập huấn về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, có thể là tập huấn theo quy mô toàn xã hoặc tập huấn tại thôn. Với phương thức “cầm tay chỉ việc” nội dung tập huấn rất cụ thể và phù hợp với đặc điểm, tập quán sản xuất canh tác và trình độ dân trí từng vùng; phần lý thuyết rất cụ

thể và có mô hình để hộ nghèo học tập; ngoài ra các tổ chức nhận uỷ thác mở các lớp tập huấn cho các hội viên của mình, hoặc các hội cùng nhau tổ chức tập huấn. Có như vậy, nguồn vốn ưu đãi sẽ được sử dụng có hiệu quả hơn, giúp nhiều hộ nghèo thoát nghèo và thoát nghèo bền vững.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tín DỤNG đối với CHO VAY hộ NGHÈO tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN BA tơ, TỈNH QUẢNG (Trang 90 - 91)