6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
2.4.3. NGUYÊN NHÂN CỦA TỒN TẠI, HẠN CHẾ
Có một số nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong hoạt động tín dụng hộ nghèo ở Ba Tơ như sau:
-Một là,Thành viên BĐD-HĐQT-NHCSXH huyện là kiêm nhiệm nên chưa dành nhiều thời gian thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng chính sách ở cơ sở. Đối với các thành viên mới do chưa nắm rõ hoaṭ đôngg̣ của NHCSXH nên còn bỡ ngỡ, chưa đi sâu trong công tác kiểm tra, chỉ đạo, giám sát.
- Hai là,Việc huy động các nguồn vốn dưới mọi hình thức theo lãi suất thị trường đều do Tổng giám đốc NHCSXH quy định và giao chỉ tiêu huy động cho từng Ngân hàng. Nhưng, theo quy định của NHCSXH huyện chỉ được huy động với mức lãi suất không được vượt quá mức lãi suất huy động cùng kỳ hạn, cùng thời điểm của các Ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn, trong khi mỗi Ngân hàng luôn xây dựng một chính sách huy động vốn tuỳ thuộc vào nhu cầu vốn cụ thể từng thời kỳ. Do vậy, với quy định này, Phòng giao dịch NHCSXH huyện luôn phụ thuộc vào chính sách lãi suất của Ngân hàng khác nên việc huy động vốn gặp rất nhiều khó khăn.
- Ba là, Công tác tuyên truyền còn hạn chế dẫn đến một bộ phận cán bộ ở Xã, Hội, Tổ và người dân chưa hiểu đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác; Mặt khác, chưa quan tâm tuyên truyền đến công tác quản lý, sử dụng vốn vay hiệu quả và trách nhiệm, nghĩa vụ trả nợ tiền vay khi đến hạn. Dẫn đến một số hộ vay sử dụng vốn vay sai mục đích, không hiệu quả gây lãng phí nguồn vốn tín dụng ưu đãi. Tại các cuộc họp giao ban chưa phản ánh kịp thời các tình hình sử dụng vốn chính sách để xử lý dẫn đến tình trạng hiệu quả vốn còn thấp, nợ quá hạn phát sinh, lãi tồn đọng cao.
- Bốn là, Việc cho vay vốn theo hình thức ủy thác, tín chấp (người vay không phải thế chấp tài sản) là một cơ chế đặc thù riêng đối với hộ nghèo; giúp hộ nghèo dễ dàng được tiếp cận và sử dụng vốn. Tuy nhiên, nội dung này cũng có mặt trái vì việc trả nợ chủ yếu phụ thuộc vào ý thức của người vay. Chính vì vậy, tỷ lệ không nhỏ trong nợ quá phát sinh là hộ vay cố tình lợi dụng vốn lãi suất thấp không trả nợ, làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng.
- Năm là, Phòng giao dịch NHCSXH đã tích cực tập huấn nghiệp vụ, tuyên truyền chủ trương chính sách và cơ chế nghiệp vụ cho cán bộ Hội, đoàn thể xã và các Tổ trưởng. Tuy vậy, trình độ của cán bộ cơ sở hạn chế và thường xuyên thay đổi nhân sự; nên việc tiếp thu và thực hiện các nội dung phối hợp công tác có nơi, có lúc còn chưa hiệu quả.
- Sáu là, Các cơ chế nghiệp vụ đang tiếp tục hoàn thiện, thường xuyên có sự thay đổi, nhưng hướng dẫn quy trình thực hiện chưa đầy đủ, cụ thể, kịp thời nên việc triển khai hoạt động gặp nhiều khó khăn.
- Bảy là, Ban XĐGN ở một số địa phương hoạt động không thường xuyên, cầm chừng; chưa quan tâm đúng mức đến các chính sách tín dụng ưu đãi phục vụ nhân dân trên địa bàn, từ đó chưa có định hướng chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện kịp thời các chính sách liên quan đến hoạt động vay vốn của hộ nghèo.
- Tám là, Tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm trong khi quy định về đối tượng vay vốn không thay đổi nên số hộ đủ điều kiện vay vốn ngày càng thu hẹp. Bên cạnh đó, ở một số địa phương, cán bộ Hội, Tổ còn tâm lý e ngại trong việc bình xét cho vay
đối với các hộ nghèo vì sợ họ không trả được nợ.
- Chín là, Cán bộ tín dụng theo dõi địa bàn trong công tác xử lý công việc còn cứng nhắc chưa linh hoạt, làm theo kinh nghiệm dẫn đến nhiều sai sót trong thực hiện nghiệp vụ: như cho vay lưu vụ, gia hạn vượt thời gian quy định, công tác xử lý nợ rủi ro cũng chưa được quan tâm đúng mức, nhiều hộ vay chết, bỏ địa phương không được xử lý kịp thời, dứt điểm làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Cá biệt Có những món nợ từ khi nhận bàn giao từ NHNo&PTNT vay vốn từ những năm 1995, không xác định được hộ vay nhưng vẫn chưa thực hiện đối chiếu và có hướng xử lý theo quy định.
- Mười là, Một số thành viên Ban đại diện là Chủ tịch UBND xã, thị trấn chưa phát huy vai trò, nhiệm vụ được giao, chưa đưa chương trình tín dụng ưu đãi thông qua NHCSXH vào chương trình làm việc hàng tháng, do vậy không nắm bắt, theo dõi tình hình, kết quả hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn; không thường xuyên tham gia họp giao ban hàng tháng hoặc không cử Phó chủ tịch tham gia giao ban với NHCSXH huyện trong trường hợp bận công tác.
Kết luận Chương 2
Nội dung Chương 2 đã khái quát về Phòng giao dịch NHCSXH huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi và nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng hộ nghèo của Phòng giao dịch NHCSXH trên địa bàn huyện Ba Tơ. Qua nghiên cứu chi tiết thực trạng từ công tác phát triển nguồn vốn, dư nợ, tỷ lệ hộ nghèo vay vốn, tỷ lệ hộ thoát nghèo... đã có những đánh giá chi tiết về những kết quả hoạt động trong thời gian qua cũng như những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại. Nhìn chung, hoạt động tín dụng cho vay hộ nghèo của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Ba Tơ trong những năm qua đạt kết quả cao; nguồn vốn được bảo toàn tốt, tỷ lệ nợ quá hạn và lãi tồn vẫn còn nhưng nằm trong phạm vi cho phép; giúp cho nhiều lượt hộ nghèo được vay vốn; nhiều hộ phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống và vươn lên thoát nghèo... góp phần quan trọng vào thực hiện mục tiêu giảm nghèo, tạo việc làm và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, quá trình hoạt động vẫn còn những tồn và các nguyên nhân đã được chỉ ra. Những tồn tại và nguyên nhân này là căn cứ để tác giả xây dựng, đề xuất giải pháp khắc phục trong nội dung Chương 3 nhằm giúp hoạt động tín dụng cho vay hộ nghèo tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi ngày càng đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tiếp theo.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI PHÒNG GIAO
DỊCH NHCSXH HUYỆN BA TƠ, TỈNH QUẢNG NGÃI